Việc làm các xét nghiệm máu đã rất quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn có thắc mắc, các xét nghiệm này giúp phát hiện những bệnh lý gì và lưu ý gì khi thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Mục đích của xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là chỉ định thường quy trong y khoa nhằm mục đích là kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng tế bào máu và đánh giá chất lượng máu. Từ kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, xác định giai đoạn tiến triển của bệnh cùng mức độ nặng nhẹ của bệnh.
2. Các bệnh lý phát hiện qua xét nghiệm máu
2.1. Bệnh lý về máu
Bất kể thành phần nào của máu có sự thay đổi bất thường thì đều phản ánh rằng người bệnh đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lý về máu như:
– Bạch cầu tăng hoặc giảm số lượng phản ánh bệnh rối loạn hệ miễn dịch, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh ung thư máu,…;
– Tế bào hồng cầu kích thước bất thường phản ánh về xuất huyết, rối loạn hồng huyết cầu, bệnh thiếu máu,…;
– Số lượng tiểu cầu bất thường phản ánh người bệnh có khả năng mắc bệnh tụ huyết khối, bệnh rối loạn chảy máu;
– Hemoglobin trong máu bất thường phản ánh hội chứng Thalassemia (tán huyết bẩm sinh) hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm;
– Hematocrit ở mức thấp phản ánh bệnh thiếu máu, nếu ở mức cao phản ánh cơ thể đang bị mất nước.
2.2. Xét nghiệm máu cho biết các bệnh về gan thận
Một số các bệnh về gan thận cũng được phát hiện qua xét nghiệm máu thông qua các chỉ số kiểm tra, đánh giá chức năng gan thận. Nếu hàm lượng creatinin và ure trong máu bất thường thì nguy cơ cao người bệnh đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến gan như men gan tăng, viêm gan A, B, C, D, xơ gan, ung thư gan,… Hoặc các bệnh lý về thận như thận hư, suy thận,…
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp các phương pháp chẩn đoán khác có giá trị cao hơn để kết luận bệnh lý chính xác.
2.3. Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể
Việc xét nghiệm máu cho biết về các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa phổ biến như:
– Bệnh tiểu đường: chỉ số glucose trong máu phản ánh về khả năng gặp phải tình trạng tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường. Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính có mức độ nguy hiểm cao và tỷ lệ người mắc bệnh cao;
– Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ;
– Các bệnh lý rối loạn nội tiết tố, rối loạn hormone trong cơ thể,…
Mỗi người nên chủ động thực hiện xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu của các bệnh lý này. Nhờ đó có các phương án dự phòng, tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn sớm của bệnh để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
2.4. Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lý về tim mạch
Đánh giá bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ dựa trên chỉ số nồng độ Triglyceride và Cholesterol trong máu. Nếu một trong 2 chỉ số thành phần này có bất thường thì khả năng cao người bệnh đang gặp phải một số vấn đề tim mạch như rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch,…
2.5. Phát hiện các bệnh lý có yếu tố truyền nhiễm
Xét nghiệm máu còn là phương pháp cận lâm sàng quan trọng được chỉ định trong những trường hợp chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AIDS, các loại bệnh cúm,…
3. Những lưu ý khi làm xét nghiệm
Việc lấy máu xét nghiệm tưởng chừng rất đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều yêu cầu quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác. Bạn hãy lưu ý những điều sau:
– Bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8-10 tiếng trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên làm xét nghiệm vào buổi sáng là thuận tiện nhất.
– Bạn có thể uống nước lọc nhưng không được uống các loại nước có vị như nước hoa quả, nước ngọt, trà, nước có gas,… Đặc biệt, tuyệt đối không uống bia, rượu hay các loại đồ uống kích thích trước khi lấy máu.
– Lưu ý ở những trường hợp người bệnh có bệnh nền hoặc đang uống thuốc điều trị cần thông báo trước về tình trạng sức khỏe của bản thân với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, đảm bảo thực hiện xét nghiệm đúng và cho kết quả chính xác.
– Giữ tâm lý thoải mái, không cần quá lo lắng khi lấy máu.
4. Thực hiện làm xét nghiệm máu ở đâu tốt?
Hiện nay, rất nhiều các đơn vị y tế đều có thể thực hiện các loại xét nghiệm máu cơ bản phục vụ tốt nhu cầu thăm khám của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị uy tín, trang bị máy móc cùng hệ thống xét nghiệm hiện đại, triển khai nhiều nhóm xét nghiệm bao gồm cả những xét nghiệm quan trọng để thuận lợi cho việc thăm khám chữa bệnh.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có khoa xét nghiệm đạt ISO 15189:2012 về tiêu chuẩn chất lượng cùng năng lực của phòng xét nghiệm Y tế. Thực hiện xét nghiệm tại TCI mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:
– Người bệnh được thăm khám lâm sàng với bác sĩ, nắm bắt tình trạng sức khỏe và chỉ định danh mục xét nghiệm cần thiết.
– Thực hiện xét nghiệm bằng hệ thống tự động ứng dụng rô bốt Power Express do Hoa Kỳ sản xuất, được đánh giá chất lượng hiện đại ngang tầm Singapore, Nhật Bản.
– Cho công suất xử lý mẫu máu lớn nhất trên thế giới hiện nay (khoảng 1.200 ống mẫu/giờ)
– Xét nghiệm cho kết quả chính xác. Trả kết quả nhanh chóng, giảm đáng kể thời gian chờ đợi của người bệnh.
– Quy trình lấy máu an toàn, nghiêm ngặt, chặn đứng nguy cơ lây nhiễm chéo. Đặc biệt, đầu tim lấy máu dùng tại TCI siêu nhỏ nên hầu như không gây đau.
Xét nghiệm máu tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI bao gồm đầy đủ các dịch vụ từ cơ bản đến phức tạp, đáp ứng tốt nhu cầu thăm khám chữa bệnh và trở thành địa chỉ uy tín được đông đảo người bệnh tin chọn.