Thực tế, khi nhắc đến hiện tượng tăng sản không điển hình ở vú, rất nhiều người lầm tưởng với ung thư vú. Vậy thực chất vú tăng sản không điển hình là gì, nguyên nhân và dấu hiệu cụ thể như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng vú tăng sản không điển hình là gì?
Tăng sản không điển hình tại vú là một tình trạng tiền ung thư tại đây, được hình thành do sự tích lũy các tế bào bất thường về số lượng, kích thước hay hình dạng. Nói cách khác, tăng sản không phải một dạng của ung thư vú nhưng qua thời gian nếu các tế bào bất thường này tiếp tục trở nên bất thường hơn thì có thể trở thành ung thư vú.
Vì thế nếu đã được chẩn đoán gặp phải tăng sản không điển hình thì chị em nên thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ, đồng thời thay đổi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm giảm nguy cơ ung thư vú trong tương lai.
2. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sản không điển hình ở vú
Hiện nay theo các chuyên gia, rất khó để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sản không điển hình. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào vú trở nên bất thường. Ngoài ra, vị trí của tế bào cũng có sự thay đổi và thường nằm trong các mô vú, tiểu thùy hoặc ống dẫn sữa. Khi các tế bào sinh sôi nảy nở, ung thư phát triển tại chỗ không xâm lấn. Nếu tiếp tục để bệnh kéo dài không điều trị, tế bào ung thư có thể biến chứng thành ung thư xâm lấn, xâm nhập trực tiếp vào các mô xung quanh mạch máu hoặc các kênh bạch huyết.
Hiện nay dựa vào hình dạng của các tế bào bất thường, người ta phân chia sản không điển hình thành 2 loại như sau:
– Loạn sản ống dẫn không điển hình (tên khoa học là atypical ductal hyperplasia), ở loại này thì các tế bào bất thường sẽ có hình dạng tương tự với các tế bào bên trong ống dẫn sữa của vú.
– Loạn sản thùy không điển hình (còn được gọi là atypical lobular hyperplasia), ở loại sản này, các tế bào bất thường nhìn chung có ngoại hình tương tự với các tế bào ở thùy vú.
3. Hiện tượng tăng sản không điển hình có nguy hiểm không?
Thông thường, hiện tượng tăng sản bất thường sẽ được phát hiện sau quá trình sinh thiết để đánh giá một khu vực đáng ngờ trong quá trình khám vú lâm sàng. Khi sinh thiết, các mẫu mô sẽ được bác sĩ kiểm tra và nghiên cứu kỹ càng để xác định xem có tính tăng sản hay không. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, để có kết quả chuẩn xác nhất bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ mẫu mô lớn hơn để tìm ung thư vú. Việc nghiên cứu khi nhìn vào các mẫu vật lớn hơn có thể sẽ phát hiện sớm bằng chứng của ung thư tại chỗ hoặc xâm lấn.
Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc tăng sản không điển hình, thì khả năng tiến triển thành ung thư vú khá cao.
Theo các nghiên cứu, chị em khi mắc hiện tượng này có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư vú cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ không mắc bệnh. Đáng chú ý, nguy cơ mắc ung thư giữa 2 loại loạn sản ống dẫn không điển hình và loạn sản thùy không điển hình là như nhau. Mốc thời gian khi bệnh tiến triển thành ung thư vú cụ thể như sau:
– Khoảng 7% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình 5 năm sau sẽ tiến triển thành ung thư vú.
– Khoảng 13% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình sau 10 năm sẽ tiến triển thành ung thư vú.
– Khoảng 30% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình 25 năm sẽ thành ung thư vú.
Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng sản không điển hình tại vú tiến triển thành ung thư, tuổi càng trẻ thì nguy cơ xuất hiện ung thư vú càng tăng.
4. Điều trị tăng sản vú không điển hình thế nào?
Đáng chú ý là hiện tượng tăng sản bất thường thường không đi kèm triệu chứng hay biểu hiện nào mà chỉ được phát hiện khi kết quả chụp tuyến vú xuất hiện bất thường và thực hiện sinh thiết.
Hiện nay, tăng sản vú thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bỏ tế bào bất thường đồng thời kiểm tra chắc chắn không có ung thư không xâm lấn (ung thư biểu mô tại chỗ) hay ung thư xâm lấn tại khu vực tổn thương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được khuyến cáo sàng lọc ung thư vú kỹ lưỡng cũng như sử dụng các loại thuốc theo chỉ định để giảm nguy cơ xuất hiện ung thư vú.
Một số xét nghiệm có thể thực hiện trong quá trình tầm soát, sàng lọc ung thư vú bao gồm:
– Khám vụ nhằm đánh giá và phát hiện kịp thời nếu vú có sự thay đổi bất thường.
– Khám lâm sàng vú theo định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa.
– Chụp cộng hưởng vú, X Quang tuyến vú để sàng lọc nguy cơ ung thư.
Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chị em đã được giải đáp chi tiết câu hỏi vú tăng sản không điển hình là gì. Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh, chị em nên thăm khám định kỳ cũng như thực hiện tầm soát vú để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tối ưu.