Virus HPV có chữa đươc không là một trong những thắc mắc điển hình của rất nhiều chị em. Có thể nói HPV là một trong số những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Tuy phổ biến là vậy, song không phải ai cũng có thể tường tận về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về virus HPV
Trước khi tìm hiểu virus HPV có chữa được không, các bạn hãy “bỏ túi” cho mình những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này, từ đó có được cách phòng tránh thích hợp.
1.1. Virus HPV là gì?
Theo một thống kê mới nhất từ các chuyên gia, có khoảng 80% nữ giới trên thế giới ít nhất đã nhiễm virus HPV một lần trong đời. Có thể thấy, loại virus này phổ biến đến mức mà bất kỳ chị em cũng dễ dàng mắc phải. Virus HPV có tên đầy đủ là Human Papillomavirus là một loại virus gây u nhú ở người. Đây cũng là tác nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung, một trong những căn bệnh nghiêm trọng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của phụ nữ.
Hiện nay có đến hơn 100 loại virus HPV khác nhau, trong đó dạng thường gặp nhất là dạng virus HPV gây ra mụn cóc ở cơ quan sinh dục hoặc gây ung thư cơ quan sinh dục.
1.2. Nguyên nhân gây ra virus HPV
Virus HPV thường lây truyền chủ yếu qua hình thức tiếp xúc da với da, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Nói cách khác, bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm virus HPV trong quá trình quan hệ tình dục qua các đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng với bạn tình bị nhiễm virus.
Nhìn chung mặc dù các trường hợp nhiễm virus HPV hầu như không quá nguy hiểm, tuy nhiên cần tuyệt đối đề phòng bởi có một số chủng có thể gây ra ung thư. Ngoài tiếp xúc da, virus HPV cũng có thể lây lan qua mẹ và trẻ trong lúc sinh, trẻ nhiễm virus có nguy cơ bị nhiễm trùng các bộ phận sinh dục.
1.3. Một số triệu chứng điển hình của Virus HPV
Dấu hiệu rõ rệt nhất khi mắc loại virus này là xuất hiện mụn cóc. Các loại mụn cóc bạn có thể mắc phải bao gồm:
Xuất hiện dưới dạng các vết sưng nhỏ với hình dáng giống như súp lơ ở vị trí âm hộ, đôi khi có thể mọc ở âm đạo, hậu môn hoặc cổ tử cung. Với nam giới, mụn cóc sinh dục thường mọc tại các vị trí như dương vật, bìu hay khu vực xung quanh hậu môn. Mụn cóc sinh dục có thể đi kèm với một số triệu chứng như ngứa nhẹ, tuy nhiên nhìn chung không gây khó chịu hoặc đau đớn gì.
– Mục cóc thông thường
Xuất hiện dưới dạng các nốt sần ở khu vực bàn tay hoặc ngón tay. Với dạng mụn cóc này thì bạn cũng không phải quá lo lắng bởi chúng thường không gây ra đau đớn, tuy nhiên trường hợp mụn mọc nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh.
– Mục cóc phẳng
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện ở dạng đầu phẳng, hơi nhô cao, loại mụn này khá đặc biệt bởi chúng có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào, đặc biệt là ở mặt của trẻ em, khu vực cằm đối với nam giới hoặc xung quanh chân với nữ giới.
– Mụn cóc Plantar
Mụn cóc Plantar hay còn gọi là mụn cóc ở lòng bàn chân thường xuất hiện với dạng mụn cứng, sần sùi ở quanh gót chân hoặc lòng bàn chân. Loại mụn này có thể gây đau đớn, khó chịu cũng như cản trở lên sinh hoạt của người bệnh.
2. Virus HPV có chữa được không?
Trở lại với thắc mắc được nhiều người quan tâm – “Virus HPV có chữa được không?, khác với các loại bệnh lây qua đường tình dục, chưa có thuốc kháng sinh để điều trị triệt để virus HPV. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi đa phần người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp tăng cường hệ thống miễn dịch giúp hạn chế thương tổn hoặc nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở hậu môn hoặc âm đạo.
Hầu hết những người đã bị nhiễm HPV là sẽ nhiễm suốt đời, tuy nhiên hệ miễn dịch lúc này đóng vai trò như một tấm khiên ngăn không cho virus tái phát. Trong trường hợp suy giảm hệ miễn dịch, các bệnh do virus HPV gây ra như: Ung thư, tiền ung thư, mụn cóc… vẫn có thể quay trở lại.
3. Virus HPV có nguy hiểm hay không?
Ngoài thắc mắc virus HPV có chữa được không, virus HPV nguy hiểm như thế nào cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Như đã đề cập ở trên, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa không không cho virus HPV phát tác. Tuy nhiên với những trường hợp suy giảm miễn dịch thì virus HPV có thể gây ra các vấn đề như mụn cóc, nghiêm trọng nhất có thể kể đến bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư các cơ quan sinh dục.
4. Cách phòng tránh virus HPV
Mặc dù chưa tìm ra được loại thuốc kháng sinh diệt trừ virus HPV, tuy nhiên để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp như sau:
– Tiêm vắc-xin HPV
Vắc-xin HPV là loại vắc-xin giúp ngăn ngừa các loại bệnh như ung thư cổ tử cung hay u nhú bộ phận sinh dục, mục cóc, sùi mào gà… Tiêm vắc-xin HPV hiện nay đang được đánh giá là biện pháp phòng ngừa tối ưu lên đến 90% bệnh ung thư cổ tử cung. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối đa, chúng ta cần tiêm đầy đủ theo liệu trình bao gồm 3 mũi tiêm.
– Định kỳ sàng lọc
Định kỳ sàng lọc là một trong những phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đối tượng tham gia vào quá trình định kỳ sàng lọc có thể thuộc phạm vi từ 21 đến 65 tuổi.
– Quan hệ tình dục lành mạnh
Xây dựng thói quen quan hệ tình dục lành mạnh sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc virus HPV. Vì thế chỉ quan hệ với một bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ.
– Thường xuyên vệ sinh để cơ quan sinh dục luôn được sạch sẽ
– Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm các bài kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ giúp bạn được lên phương hướng điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời.
Thông qua những thông tin mà chúng tôi vừa mới chia sẻ ở trên, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi :”Virus HPV có chữa được không”. Virus HPV có thể là nói là một tình trạng vô cùng phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải. Đừng quên đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp ngăn ngừa cũng như chú ý tham gia khám sức khỏe theo định kỳ bạn nhé!