Viêm túi mật mạn tính gây ra bởi các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần, nguyên nhân chính thường là do sỏi túi mật. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là sau tuổi 40.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân viêm túi mật mạn tính
Viêm túi mật mạn tính gây ra bởi các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần, nguyên nhân thường là do sỏi túi mật.
Tình trạng viêm kéo dài khiến cho thành túi mật dày lên, giảm khả năng co bóp, túi mật bắt đầu teo lại, đồng thời làm mất dần chức năng cô đặc, lưu trữ, tống xuất dịch mật.
Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt sau tuổi 40.
Triệu chứng viêm túi mật mạn tính
Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính cũng tương tự như các triệu chứng của sỏi mật. Bạn có thể đau âm ỉ; đau vùng hạ sườn phải, đau xuyên ra sau lưng lên vai phải; bụng trên đầy, tức ngực, ợ hơi, biếng ăn, sắc mặt kém, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhày hoặc vàng nhày. Các triệu chứng tuy không rõ rệt nhưng dai dẳng không hết, đau tăng lên khi ăn các chất béo.
Điều trị viêm túi mật mạn tính
Khi túi mật bị viêm nặng tái đi tái lại nhiều lần, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là biện pháp tối ưu:
– Cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi: Đây là phương pháp hay được sử dụng, tiến hành đơn giản. Người bệnh thường được về nhà từ bệnh viện trong cùng một ngày sau phẫu thuật, hoặc sáng hôm sau.
– Cắt bỏ túi mật mở ổ bụng: Phương pháp này phức tạp hơn, được sử dụng khi không thể đưa túi mật ra ngoài một cách an toàn bằng cách sử dụng ống nội soi. Cắt bỏ túi mật mở ổ bụng có khả năng xâm lấn cao, để lại sẹo, nguy cơ viêm nhiễm cao, thời gian phục hồi lâu.
Đối với người bệnh quá yếu để phẫu thuật thì có thể uống thuốc để bào mòn sỏi dần dần. Tuy nhiên điều này có thể mất 2 năm hoặc lâu hơn và sỏi có thể tái phát sau khi điều trị.
Phòng chống viêm túi mật mạn tính
Những người bị viêm túi mật hoặc đường mật mạn tính nên hạn chế ăn chất béo, ăn ít thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), ưu tiên các loại thịt trắng (cá, gia cầm) và thịt nạc, không có mỡ.
Khi bị viêm túi mật cấp tính, cần để túi mật nghỉ ngơi bằng cách loại bỏ các chất béo và giảm bớt chất đạm trong chế độ ăn, để giúp hạn chế túi mật co bóp. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước đường, nước hoa quả, nước rau, bạn có thể cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền. Nên ăn nhạt, nhiều chất xơ để chống táo bón, có thể cho ăn sữa đã tách bơ. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những trường hợp này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nếu cần tư vấn về vấn đề Viêm túi mật mạn tính bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.