Viêm tai giữa mủ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Khi trẻ em bị viêm tai giữa mủ, bố mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc con cẩn thận để tránh những biến chứng về sau. Vậy viêm tai giữa có mủ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Phải làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa có mủ? Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ giải đáp kỹ hơn về những thắc mắc này.

1. Trẻ bị viêm tai giữa mủ nguy hiểm như thế nào?

Tai giữa là bộ phận nằm ở giữa của tai, có ống thính giác thông xuống dưới vùng họng hầu để đưa chất bẩn và dịch ra bên ngoài. Thông thường, ống thính giác ở trẻ nhỏ sẽ ngắn hơn so với người trưởng thành nên dịch bẩn dễ bị ứ đọng bên trong và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi trẻ bị viêm tai giữa, con thường xuất hiện những dấu hiệu như đau ngứa tai, sốt, chảy dịch,…

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em thường diễn tiến qua 2 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn khởi phát chưa xuất hiện mủ bên trong hòm nhĩ.

– Giai đoạn toàn phát bao gồm thời kỳ ứ mủ và vỡ mủ màng nhĩ.

Khi trẻ bị viêm tai giữa mủ có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn toàn phát. Nếu không được điều trị tích cực, có thể gây vỡ mủ và thủng màng nhĩ. Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm tai giữa có mủ ở giai đoạn toàn phát là:

1.1. Giai đoạn ứ mủ

Bên tai bị viêm nhiễm thường đau nhiều, bị ù và giảm thính lực. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải những dấu hiệu khác như sốt, kém ăn, thường xuyên quấy khóc, đau họng, mất ngủ, ngạt mũi, tự bứt tai,…

1.2. Giai đoạn vỡ mủ

Vào thời điểm này, dịch trong tai trẻ đã chảy ra ngoài, những biểu hiện khiến bé cảm thấy khó chịu cũng giảm hơn so với thời kỳ ứ mủ. Dịch chảy từ tai có thể có màu vàng đặc, dạng nhầy. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể tiếp diễn một số triệu chứng như ho, sốt, chảy nước mũi,…

Mặc dù viêm tai giữa ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu chảy mủ dịch từ tai mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như tiêu xương tia, thủng màng nhĩ, viêm màng não, viêm tai xương chũm,…

Viêm tai giữa mủ ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

2. Một số phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tai giữa mủ ở trẻ

Khi trẻ bị viêm tai giữa có mủ, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. Việc bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ cho trẻ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như tiền sử bệnh, độ tuổi, triệu chứng,…

2.1. Theo dõi và chăm sóc tại nhà

Viêm tai giữa ứ mủ thường biểu hiện rõ bệnh trong 1 – 2 ngày đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc, vệ sinh tai và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Những trường hợp được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà là:

– Bé bị đau tai nhẹ, có thể là một hoặc cả hai bên tai nhưng đau ít hơn 48 tiếng đồng hồ.

– Trẻ bị sốt dưới 39 độ C.

Lúc này, bố mẹ phải vệ sinh tai cho con đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng phải vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ để tránh bệnh lây lan.

Bố mẹ cần phải đưa con đi khám Tai mũi họng khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch

Bố mẹ cần phải đưa con đi khám Tai mũi họng khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch

2.2. Điều trị giảm đau cho trẻ

Viêm tai giữa ứ mủ có thể khiến con bị đau trong tai và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn bố mẹ nên điều trị giảm đau cho trẻ theo các cách như sau:

– Dùng túi chườm ấm để giảm đau cho trẻ.

– Dùng thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

2.3. Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sĩ sẽ giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp bé bị đau tai nặng. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ được cho trẻ dùng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh viêm nhiễm tái phát, vi khuẩn kháng thuốc và khiến bệnh viêm tai giữa có mủ của bé trở nên nặng hơn.

Bố mẹ cần phải vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày

Bố mẹ cần phải vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày

2.4. Sử dụng ống thông tai

Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa mủ tái phát nhiều lần, những biện pháp chữa trị trên không đạt hiệu quả tốt, bác sĩ có thể xem xét dùng ống thông tai để dẫn lưu mủ. Qua can thiệp phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt 1 ống nhĩ nhỏ ở lỗ mở màng nhĩ để thông khí tai giữa và giảm tích tụ chất lỏng. Ống thông tai sẽ được bác sĩ tháo ra khi bệnh viêm tai giữa có mủ của trẻ không còn tái phát sau 6 – 12 tháng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh viêm tai giữa mủ ở trẻ em. Tốt nhất, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám khi trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital