Viêm manh tràng và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm manh tràng là bệnh lý ở đường ruột có nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hiểu được chính xác bệnh sẽ giúp bạn có phương án phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình toàn diện hơn.

1. Khái quát chung về bệnh viêm manh tràng

1.1. Viêm manh tràng là bệnh gì?

Cấu tạo của đại tràng (ruột già) gồm ba phần là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Manh tràng hay còn được gọi là van hồi/ van Tulp hay van Bauhin là đoạn đầu của đại tràng lên bên phải, nằm ở vị trí ngã ba của ruột non và ruột già. Manh tràng có kích thước dài khoảng 6cm và đường kính lớn hơn 7cm.

Vai trò của manh tràng là ngăn chặn sự trào ngược của các chất trong ruột già vào ruột non và ngược lại. Ngoài ra còn hấp thụ nước, tạm lưu trữ thức ăn và đào thải chất có hại như muối kim loại nặng, muối mật thừa từ gan, thủy ngân… Cuối cùng manh tràng có chứa các vi sinh vật có thể biến đổi các chất đơn giản trong ruột/ đại tràng thành những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B, K…

Vậy tại sao manh tràng lại bị viêm? Khi chức năng của manh tràng suy yếu và dần dễ bị tấn công bởi vi khuẩn sẽ hình thành nên các vết viêm loét ở niêm mạc manh tràng, từ đó xuất hiện căn bệnh viêm manh tràng.

viêm manh tràng và những điều cần biết

Manh tràng hay còn được gọi là van hồi/ van Tulp hay van Bauhin là đoạn đầu của đại tràng lên bên phải

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh manh tràng bị viêm

Nguyên nhân của căn bệnh này có thể đến từ một số lý do sau đây:

– Chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý 

– Do vi khuẩn có hại tồn tại và phát triển trong ruột non và ruột già như: Bacteroides fragilis, Escherichia coli, Enterobacter aerogenes,…

– Manh tràng viêm còn được xếp vào loại bệnh lý có yếu tố di truyền, vì vậy không thể không đề cập đến yếu tố này.

– Bệnh còn có nguy cơ mắc cao hơn ở người mắc bệnh viêm đại tràng.

1.3. Một số triệu chứng của bệnh viêm manh tràng

Đây là bệnh có triệu chứng khó nhận biết bởi có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây dựa trên hai giai đoạn bệnh là cấp tính và mạn tính.

Triệu chứng của viêm manh tràng cấp tính

– Người bệnh có thể gặp sốt cao lên tới 40 độ C

– Đau bụng ở vùng chậu bên phải, đau bụng tăng lên sau ăn và đại tiện xong thì cơn đau giảm xuống

– Cảm thấy buồn nôn, ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi

– Đi đại tiện phân lỏng, phân nát, hoặc rắn và đều có lẫn máu

– Cơ thể mệt mỏi và chán ăn

– Người bệnh sẽ gặp tình trạng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Triệu chứng của viêm manh tràng mạn tính

Khi bệnh chuyển nặng sang giai đoạn mạn tính, các dấu hiệu bệnh sẽ rõ ràng hơn và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn. Lúc này nếu người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau bệnh sẽ thuyên giảm nhưng sau đó sẽ lại tái phát bệnh.

Nhìn chung, khi gặp các triệu chứng nghi ngờ bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, tránh uống thuốc giảm đau mà không có sự chỉ dẫn của y bác sĩ, làm triệu chứng viêm ngày càng tái diễn nặng hơn và có thể gây nhiều biến chứng khó chữa ở bệnh viêm đại tràng.

2. Bệnh viêm loét ở manh tràng có nguy hiểm cho người bệnh không?

Các bệnh viêm đại tràng cụ thể là viêm ở manh tràng là căn bệnh khó phát hiện vào giai đoạn sớm, tuy nhiên nếu người bệnh lơ là và chủ quan nghĩ đó là các vấn đề tiêu hóa do ăn uống thông thường, thì bệnh sẽ tiếp tục kéo dài và chuyển biến rất nhanh, có thể dẫn đến thiếu máu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm… Đặc biệt, những biến chứng nguy hiểm nhất đến sức khỏe và tính mạng con người là tắc ruột, thủng ruột, ung thư đại tràng.

– Tắc ruột: Khi manh tràng bị tổn thương bởi các vết viết loét, nếu không được điều trị thì các tổn thương này sẽ lan rộng và sâu hơn, dần dần sẽ làm ruột trở nên hẹp hơn và gây tắc nghẽn tạo ra các dấu hiệu buồn nôn, đầy bụng, chướng hơi…

– Thủng ruột: Khi vết loét ở niêm mạc manh tràng quá sâu sẽ dẫn tới bị thủng ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn chui qua vết thủng xâm nhập vào các cơ quan khác.

– Ung thư đại tràng: Sau khoảng 8 đến 10 năm khi manh tràng bị viêm loét sẽ có thể chuyển sang ung thư đại tràng nếu người bệnh không có phương pháp điều trị đúng đắn, và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

3. Các phương pháp chẩn đoán chính xác viêm tại manh tràng hay viêm van hồi

Khi bạn có bất kỳ triệu chứng gây bệnh, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và chỉ định các phương pháp chẩn đoán đù hợp nhằm đưa ra kết luận bệnh chính xác. 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe của bạn các triệu chứng bạn đang có hoặc hay gặp phải như thói quen đại tiện, triệu chứng, chế độ ăn uống và thuốc hiện tại… và thực hiện thăm khám lâm sàng.

Sau khi thăm khám lâm sàng xong, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong những chẩn đoán dựa trên tình trạng bệnh, bao gồm:

– Xét nghiệm phân: Là kỹ thuật đơn giản và chi phí thấp, bệnh nhân được lấy mẫu phân và đưa đi xét nghiệm để chẩn đoán đoạn ruột nào mắc bệnh hoặc loại ký sinh trùng nào có trong phân để phát hiện bệnh lý đi kèm.

– Siêu âm ổ bụng: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các trường hợp cấp và có giá trị chẩn đoán tương đối.

– Chụp X quang đại tràng: Bác sĩ sử dụng thuốc cản quang và yêu cầu bệnh nhân thụt sạch ruột để đảm bảo hình ảnh phim không bị mờ và không nhầm lẫn tổn thương.

Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh và được nhiều người bệnh sử dụng nhất. Thông qua phương pháp này, y bác sĩ sẽ quan sát được các vết tổn thương, ổ viêm loét trên niêm mạc của manh tràng hay bệnh lý viêm đại tràng. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng ống mềm nội soi có gắn camera đưa vào đại tràng thông qua hậu môn.

nội soi chẩn đoán bệnh viêm manh tràng

Nội soi chẩn đoán bệnh viêm manh tràng

– Chụp CLVT và MRI ổ bụng: Là phương pháp chụp cắt lớp và cộng hưởng từ, có thể đánh giá được độ giãn, loét và vị trí thủng của manh tràng nếu có.

4. Phương pháp điều trị hiệu quả manh tràng bị viêm

Khi mắc bệnh viêm đại tràng hay cụ thể là viêm manh tràng thì hiện tại chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để trực tiếp, vì vậy khi mắc bệnh này thường sẽ có hai phương án điều trị được áp dụng như sau:

– Điều trị nội khoa: Hiện nay đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất của bệnh lý này. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh xấu hơn và yêu cầu theo dõi thăm khám định kỳ để kiểm soát được tình trạng bệnh. 

Người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự ý lạm dụng sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ bởi có thể gây nguy hiểm và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác hoặc khiến người mắc bệnh viêm đại tràng gia tăng triệu chứng và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị nội khoa bệnh viêm manh tràng

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm manh tràng

– Điều trị ngoại khoa: Khi bệnh có biến chứng nghiêm trọng và thuốc không có tác dụng, can thiệp phẫu thuật là phương án sẽ được sử dụng. Có thể mổ nội soi hoặc mổ hở để lấy phần manh tràng bị viêm ra ngoài cơ thể.

Ngoài ra, dù người bệnh điều trị nội khoa hay ngoại khoa thì cũng cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh để bệnh tình thuyên giảm và tránh tái phát.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm loét manh tràng, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu về bệnh để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời và hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital