Menu xem nhanh:
1. Viêm đường tiết niệu trên và dưới là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Viêm đường tiết niệu không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng mang lại phiền toái không nhỏ cho họ. Viêm đường tiết niệu được chia làm 2 loại: Viêm đường tiết niệu trên và dưới.
2. Viêm đường tiết niệu trên và dưới là gì?
Viêm đường tiết niệu trên: Đây là loại viêm nhiễm đường tiết niệu ảnh hưởng nhiều đến niệu quản và thận. Chứng bệnh nhiễm trùng này được gọi là viêm thận hay nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược từ bang quang lên thận. Đôi khi bệnh là do vi khuẩn từ khác vùng khác trên cơ thể xâm nhập thận qua đường máu.
Viêm đường tiết niệu dưới (hay còn gọi là viêm bang quang hay nhiễm trùng bàng quang): Viêm đường tiết niệu dưới thường do các vi khuẩn trong ruột gây ra. Những khuẩn này lây lan từ hậu môn đến niệu đạo và bàng quang rồi phát triển, xâm chiếm mô và gây nhiễm trùng.
3. Biến chứng của viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu tuy không đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu:
Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu
Hệ tiết niệu có khả năng không cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ làm mất khả năng co bóp của các cơ thắt tại các khúc nối, làm nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên mang theo các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
Giảm chức năng thận
Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ khiến các tổ chức thận bị xâm nhiễm, nhiều tế bào xơ và mỡ có thể bị tổn thương vĩnh viễn kéo theo chức năng thận kém, suy thận, huyết áp cao,…
Rò mủ ở cơ quan lân cận
Nếu viêm đường tiết niệu không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: thận mủ, hư thận mủ, áp xe thận,…. Mủ có thể vỡ ra và rò sang các cơ quan lân cận khác như: đại tràng, gan, màng phổi,… gây nhiễm trùng ổ bụng.
Gây sỏi tiết niệu
Khi viêm đường tiết niệu, urê trong nước tiểu bị phân hủy thành ammoniac và cacbondioxid làm kiềm hóa nước tiểu sinh ra sỏi tiết niêu.
Vô sinh
Viêm đường tiết niệu lâu ngày ở nam giới làm hẹp và tắc đường dẫn tinh, có nguy cơ vô sinh.
Nhiễm khuẩn huyết
Những trường hợp viêm đường tiết niệu cấp, vi khuẩn trong hệ tiết niệu phát triển rất mạnh, sau đó một phần vi khuẩn sẽ đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Lúc này bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng ( sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…), nhiễm độc nặng (người mệt mói, lơ mơ..). Tình trạng này nếu không được phát hiện hồi sức và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu và rất dễ dẫn đến tử vong
4. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
– Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc chất độc hại và giảm tình trạng viêm đường tiết niệu.
– Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu không thể sống trong môi trường nhiều axit, vì thế hãy bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều ớt chuông, chanh, cam,…
– Thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: trà gừng, bạc hà, giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn khi bị viêm đường tiết niệu.
– Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây tươi.
Để được tư vấn chi tiết hơn về bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe nói chung và viêm đường tiết niệu nói riêng, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc