Viêm dây thanh quản cấp tính là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm và thường kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm thanh quản cấp tính
1.1. Nguyên nhân gây viêm dây thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính thường do nhiễm vi trùng, virus đường hô hấp trên. Một vài yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: Sau viêm đường hô hấp: bệnh mũi xoang, bệnh phổi, viêm amidan, viêm V.A. Do la hét hoặc nói nhiều, nói thường xuyên, liên tục.
1.2. Triệu chứng gây viêm thanh quản cấp tính
Thông thường khi mới bắt đầu bị viêm thanh quản cấp, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như viêm mũi, hoặc viêm mũi – họng xuất tiết. Người bệnh bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, ngạt mũi, người mệt mỏi và họng rất khô rát.
Sau đó người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí mất tiếng, có cảm giác ngứa rát, khó chịu như có kim châm ở thanh quản gây nên ho. Có thể ho từng cơn, lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm nhầy.
Những triệu chứng của viêm thanh quản cấp thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó giảm dần, khoảng sau 7 ngày thì khỏi. Còn những trường hợp viêm thanh quản cấp do virus cúm, sởi lây lan trực tiếp theo đường hô hấp gây viêm khí – phế quản, nặng hơn có thể gây nên viêm phổi.
2. Chẩn đoán và điều trị
2.1. Chẩn đoán viêm thanh quản cấp
– Khám họng: niêm mạc đỏ, amidan có thể bị sưng
– Nội soi thanh quản thấy: Niêm mạc phù nề, đỏ ở vùng thanh môn, tiền đình thanh quản. Có tình trạng phù nề thanh quản, dây thanh sung huyết đỏ, khép không kín khi phát âm, có xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh.
– Xét nghiệm công thức máu có thể thấy bạch cầu tăng.
– Chụp X-quang tim phổi để loại trừ bệnh phế quản phổi kèm theo.
2.2. Điều trị bệnh viêm thanh quản cấp tính
Điều trị viêm thanh quản cấp chủ yếu là điều trị nội khoa. Các loại thuốc như kháng sinh và corticoid giúp giảm viêm, giảm phù nề. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng thuốc chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh viêm thanh quản cấp tiến triển thành mạn tính.
Ngoài việc tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị thì người bệnh viêm thanh quản cấp tính cần:
– Hạn chế nói to và nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mic, loa…
– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Cần bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi…
– Thường xuyên vệ sinh mũi họng, điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm V.A…
– Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, sử dụng dụng cụ bảo vệ lao động khi làm việc trong mọi trường độc hại, quàng khăn ấm để tránh lạnh.
– Không nên uống nước đá, la hét, khạc nhổ gây ảnh hưởng tới thanh quản.
3. Điều trị viêm thanh quản cấp tính ở Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
3.1. Ưu điểm khi điều trị viêm thanh quản cấp tại Bệnh Viện Thu Cúc
– Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh nhanh chóng
– Được lựa chọn bác sĩ thăm khám theo mong muốn
– Được trực tiếp điều trị với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng giàu kinh nghiệm
– Được thăm khám và điều trị bởi hệ thống thiết bị hiện đại
– Chi phí thăm khám hợp lý, người bệnh được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế theo đúng quy định.
– Hệ thống đặt hẹn nhanh chóng qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92 để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi.
– Chủ động thời gian thăm khám với dịch vụ khám bệnh ngoài giờ 8h đến 20h tất cả các ngày trong tuần.
3.2. Ý kiến người bệnh
Chị Thanh Loan (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Là giáo viên nên tôi rất hay bị khàn tiếng. Vừa rồi đi khám mới biết mình mắc viêm thanh quản cấp tính. Rất may được điều trị với bác sĩ chuyên khoa giỏi tại bệnh viện Thu Cúc nên tôi yên tâm và kiên trì dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Bây giờ bệnh của tôi đã khỏi. Tôi cảm ơn bác sĩ rất nhiều”.