Viêm đại tràng giả mạc và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý đường tiêu hóa còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về viêm đại tràng giả mạc qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Menu xem nhanh:

1. Viêm đại tràng giả mạc là gì, nguyên nhân do đâu?

1.1. Giải thích bệnh

Viêm đại tràng giả mạc còn được gọi với tên khoa học là Pseudomembranous Collitis) – tình trạng viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hay do vi khuẩn C. diffiicile. Đây là căn bệnh được định nghĩa là tình trạng viêm xảy ra tại đại tràng (hay còn gọi là ruột già) do vi khuẩn Clostridium difficile, trong đó sự phát triển của vi khuẩn này thường có mối liên hệ tình trạng sử dụng kháng sinh trong thời gian gần khi bệnh diễn ra.

1.2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc

Có nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc:

– Do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra.

– Do loạn khuẩn đường ruột vì dùng kháng sinh

Loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng giả mạc

Loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh là nguyên nhân gây ra bệnh

– Suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là ở người già.

Các loại thuốc khác ngoài kháng sinh, trong một vài trường hợp cũng có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Các thuốc hóa trị điều trị ung thư, ví dụ, có thể phá vỡ sự cân bằng sinh học này và gây ra bệnh.

Một số bệnh khác ảnh hưởng đến đại tràng, chẳng hạn như loét đại tràng và bệnh viêm ruột Crohn, có thể khiến một số bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc.

Ngoài các nguyên nhân trên, chuyên gia cho rằng có thêm một số yếu tố làm tăng nguy cơ tình trạng viêm đại tràng này, tiêu biểu là một số trường hợp như sau:

– Những người ở trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão

– Người cao tuổi đặc biệt trên 65 tuổi

– Người mắc các bệnh đại tràng như bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng

– Những người từng trải qua phẫu thuật đường ruột

– Người từng điều trị hóa trị ung thư

1.3. Các triệu chứng cảnh báo bệnh viêm đại tràng giả mạc

Thông thường khi bị chứng viêm đại tràng dạng giả mạc, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần.

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần.

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần.

Ngoài ra, người bệnh có thể sốt, có khi lên tới 38 – 39 độ C, nôn hoặc buồn nôn, phân có khi lỏng có thể có máu hoặc có chất nhầy và mủ kèm theo.

Các triệu chứng của dạng viêm đại tràng này có thể bắt đầu trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bắt đầu dùng một loại kháng sinh, hoặc có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngừng kháng sinh.

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết.

1.4. Biến chứng nguy hiểm

Trong hầu hết các trường hợp thì việc điều trị thường đáp ứng khá tốt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, căn bệnh này cũng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
– Giảm kali máu: do tiêu chảy nên lượng kali giảm đi.
– Tụt huyết áp là kết quả của việc mất dịch cơ thể và các chất điện giải do tiêu chảy.
– Suy thận: tình trạng mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy.
– Thủng ruột: gây viêm ổ bụng.

2. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh 

2.1. Phương pháp chẩn đoán

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán như sau:

– Xét nghiệm mẫu phân: Đây là phương pháp sử dụng một số mẫu phân khác nhau để phát hiện vi khuẩn lây nhiễm trong đại tràng.

Xét nghiệm máu: Phương pháp này có thể chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào máu trắng (bạch cầu), từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.

Nội soi đại tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại tràng, kiểm tra bên trong ruột già xem có các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc, những mảng tổn thương.

– Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có những triệu chứng nghiêm trọng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang hoặc chụp CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột…

Cần lưu ý rằng các phương pháp chẩn đoán nêu trên mang tính chất gợi ý. Tùy vào thăm khám cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp. Bởi vậy bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chỉ định cụ thể.

Nội soi đại tràng là cách hiệu quả để chẩn đoán bệnh

Nội soi đại tràng là cách hiệu quả để chẩn đoán bệnh

2.2. Điều trị 

Điều trị bệnh thường có liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một loại thuốc kháng sinh có hiệu quả để chống lại vi khuẩn Clostridium difficile. Trong trường hợp hiếm hoặc bệnh nặng thì có thể chỉ định phẫu thuật.

– Sử dụng kháng sinh chống lại Clostridium difficile: bác sĩ sẽ kê toa một loại kháng sinh giúp tiêu diệt C. difficile nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh. Các vi khuẩn có lợi phát triển nhờ thuốc này, khôi phục sự cân bằng sinh học trong ruột. Có hai cách khác nhau để đưa loại kháng sinh này vào dạ dày: bằng đường miệng hoặc bằng đường truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, nó có thể được đưa vào dạ dày thông qua ống mũi – dạ dày.

Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cần biết về viêm đại tràng giả mạc, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp chẩn đoán – điều trị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital