Nhổ răng khôn là chỉ định của hầu hết các bác sĩ khi phát hiện người bệnh có răng khôn, đặc biệt là khi răng khôn mọc ngang, mọc ngầm, mọc lệch… Một số trường hợp nhổ răng khôn 3 ngày vẫn đau. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhổ răng khôn sau 3 ngày vẫn đau
1.1. Nhổ răng khôn 3 ngày vẫn đau do vùng điều trị bị nhiễm trùng
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra những cơn đau nhức sau khi nhổ răng khôn. Lý do dẫn đến hiện tượng này phải kể đến:
– Dụng cụ nhổ răng chưa được khử khuẩn kỹ càng, triệt để;
– Việc vệ sinh răng miệng của người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật chưa thực hiện đúng cách;
– Bác sĩ không có trình độ chuyên môn và tay nghề kém;
– Quy trình nhổ răng không đảm bảo kỹ thuật;
– Thói quen sinh hoạt gây hại như:
+ Ăn các món ăn quá cứng, quá giòn, gây tổn thương vùng điều trị hoặc khiến thức ăn rơi vào vùng điều trị, gây nhiễm trùng;
+ Ăn đồ ăn quá cay nóng khiến vùng điều trị bị kích ứng;
+ Vận động quá mạnh, gây tác động đến cục máu đông làm vùng điều trị mất đi “lá chắn” bảo vệ.
Cần lưu ý: Nếu viêm nhiễm không được điều trị kịp thời, rất có thể sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng máu là vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
1.2. Nhổ răng khôn 3 ngày vẫn đau do tác động vào ổ răng
Răng khôn (răng số 8) nói riêng và răng hàm nói chung là nơi tập trung rất nhiều các dây thần kinh và bó cơ. Việc nhổ răng sẽ gây ra những tác động nhất định đến vùng nướu ở chân răng.
Khi đó, các dây thần kinh sẽ truyền đến não bộ những báo động về sự tác động từ bên ngoài cơ thể. Sau đó, não bộ sẽ “chỉ huy” các dây thần kinh, tạo ra các cơn đau để báo hiệu cho chúng ta, nhằm ngăn chặn các tác động lên vùng chân răng.
Ngoài ra, các yếu tố như trang thiết bị, tay nghề của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian đau nhức của người bệnh. Thông thường, cơn đau do nhổ răng khôn sẽ kéo dài từ 1 – 3 ngày.
1.3. Các biến chứng sau nhổ khác
Nhổ răng khôn là một thủ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ khi thực hiện nhổ răng phải là người có cả chuyên môn và tay nghề cao. Bên cạnh đó, trang thiết bị cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng phải đáp ứng được những yêu cầu khi nhổ răng. Nếu không, việc nhổ răng số 8 sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn như sót chân răng, ảnh hưởng các dây thần kinh… Chính những biến chứng này khiến cho cơn đau sau nhổ răng kéo dài và thậm chí còn để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
2. Sau 3 ngày nhổ răng khôn vẫn đau thì nên làm gì?
– Người bệnh có thể chườm đá lạnh hoặc nước lạnh từ 10 – 20 phút. Hơi lạnh từ đá không chỉ giúp xoa dịu cơn đau mà còn giúp vết máu nhanh chóng đông lại, đẩy nhanh quá trình khô se vết thương.
– Súc miệng với nước muối loãng để tránh nhiễm trùng, cũng như làm sạch vết thương.
– Nếu cơn đau quá dữ dội, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không nên quá phụ thuộc và thuốc giảm đau, chỉ nên dùng khi cơn đau răng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt như ăn, uống…
– Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể mau chóng phục hồi và thư giãn.
– Nếu cơn đau nhức kéo dài quá 3 ngày và không có dấu hiệu chuyển biến, người bệnh nên nhanh chóng tới gặp nha sĩ để được kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
3. Làm thế nào để giảm đau sau khi nhổ răng khôn?
3.1. Người bệnh sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì?
Sau khi nhổ răng xong, người bệnh nên ăn một số món ăn sau đây để giúp giảm đau, cũng như làm lành vết thương nhanh chóng:
– Chỉ nên sử dụng những đồ ăn có kết cấu mềm và lỏng vì những món ăn này sẽ giúp hạn chế hoạt động cho hàm của người bệnh, từ đó giúp vết thương nhanh chóng lành lặn.
– Ưu tiên những đồ ăn mát như: sữa chua, nước ép, sinh tố… Tính mát của các thực phẩm này sẽ giúp người bệnh giảm đau. Đồng thời sữa chua sẽ cung cấp lợi khuẩn, nước ép và sinh tố trái cây sẽ cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, giúp vết thương hạn chế nhiễm trùng, mau lành.
– Bổ sung các sản phẩm giàu protein như: Thịt, cá, tôm, trứng…
3.2. Người bệnh sau khi nhổ răng khôn không nên ăn gì?
Để giảm đau và nhanh lành vết thương, người bệnh nên hạn chế các món sau:
– Những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì những món này có thể khiến vết thương ở vùng điều trị khó lành;
– Các món quá cứng vì chúng khiến cho cơ hàm của người bệnh phải hoạt động với cường độ mạnh và tần suất nhiều. Điều này khiến vùng điều trị của người bệnh cần thêm nhiều thời gian để lành.
– Không nên sử dụng những món như đồ ngọt, đồ nếp, thịt gà, rau muống… trong 1-2 tuần đầu để tránh sưng tấy và nhiễm trùng vùng điều trị.
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn, có gas, cafein… ít nhất từ 24 – 48 giờ.
3.3. Lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín
Chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín là việc rất cần thiết. Một địa chỉ nhổ răng khôn uy tín và an toàn cần phải có đầy đủ các yếu tố sau:
– Được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại;
– Bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, giàu kinh nghiệm;
– Dịch vụ chăm sóc tận tâm, giúp quá trình hậu phẫu của người bệnh không gặp phải bất cứ triệu chứng nào;
Như vậy, bài viết đã nêu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi người bệnh nhổ răng khôn sau 3 ngày vẫn đau. Nếu bạn lo lắng về việc nhổ răng khôn thì hãy nhanh chân tới phòng nha khoa gần nhất để được kiểm tra sức khỏe răng miệng và được tư vấn giải pháp phù hợp!