Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Rất nhiều người đi khám dạ dày dương tính với HP và hoang mang không biết vi khuẩn HP có nguy hiểm không. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn đọc.

HP (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mạn tính.

1. 2. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và có liên quan đến nhiều biến chứng bệnh khác

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và có liên quan đến nhiều biến chứng bệnh khác

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không là lo lắng của rất nhiều người sau khi kết quả khám dạ dày dương tính với HP. Ước tính tại Việt Nam có khoảng 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây cũng là yếu tố có liên quan đến khoảng 90% ca mắc viêm dạ dày và nhiều bệnh lý dạ dày khác.

Các bác sĩ cho biết, ở điều kiện bình thường vi khuẩn HP không gây tác động nhiều nhưng trong điều kiện cơ thể bị căng thẳng quá mức kéo dài liên tục, chế độ ăn uống không phù hợp, khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh hơn, tiết ra các chất làm vùng niêm mạc dạ dày bị xung huyết, khó liền và tổn thương.

Một số bệnh lý và biến chứng có liên quan đến HP

  • Viêm loét dạ dày: là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, chủ yếu do vi khuẩn HP. Viêm loét dạ dày phổ biến ở cả nam giới và nữ giới và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tùy từng tình trạng cụ thể mà mức độ biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày có thể khác nhau ở mỗi người. Một số triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, đầy hơi, giảm cân, nôn ra máu…
  • Hẹp môn vị: là tình trạng thức ăn không xuống được ruột và bị ứ đọng trong dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây hẹp môn vị và viêm loét dạ dày tá tràng – chủ yếu do HP là một trong những nguyên nhân chính. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt, da xanh, hốc hác…
  • Ung thư dạ dày: là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Thực tế, không phải ai nhiễm vi khuẩn HP đều sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày nhưng đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi kết hợp với nhiều yếu tố khác như thói quen ăn thiếu khoa học (ăn nhiều đồ hun khói, thực phẩm lên men, ít rau xanh…), nghiện rượu bia, thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày…

2. Những cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Điều trị HP chủ yếu sử dụng thuốc nhưng các bác sĩ cho biết việc điều trị thường khó khăn do tỷ lệ kháng thuốc cao, thời gian điều trị dài và người bệnh rất dễ bỏ ngang quá trình điều trị. Chính vì vậy, trước quá trình điều trị, các bác sĩ thường giải thích kĩ cho bệnh nhân về lộ trình điều trị, một số tác dụng phụ có thể gặp để người bệnh chủ động, tránh gây tâm lý hoang mang rằng bệnh không những không thuyên giản mà còn nặng hơn…

Do điều trị HP khó khăn nên cách phòng bệnh để tránh lây nhiễm cần được đặc biệt chú ý. Có nhiều con đường lây nhiễm vi khuẩn HP nhưng đường ăn uống và đường phân là hai con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Vì vậy, bạn hãy chú ý:

Vi khuẩn HP điều trị khó nên việc phòng ngừa lây nhiễm rất quan trọng

Vi khuẩn HP điều trị khó nên việc phòng ngừa lây nhiễm rất quan trọng

  • Không dùng chung chén đũa khi ăn
  • Không dùng chung nước chấm
  • Không sử dung đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Để giảm các triệu chứng gây ra bởi viêm loét dạ dày, bạn cần chú ý:

  • Ăn uống điều độ, không ăn quá no, để bụng quá đói
  • Không thức khuya, tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, chua. Tuyệt đối nói không với thuốc lá, rượu bia…
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Để phòng ngừa và phát hiện sớm nhất căn bệnh ung thư dạ dày. Mọi người nên chủ động khám tầm soát ung thư dạ dày định kỳ theo thời gian hẹn của Bác sĩ Tham khảo   gói khám tầm soát ung thư dạ dày – thực quản giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản, hai bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến ngay khi bệnh chưa có biểu hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital