Vi khuẩn HP có lây không? Khi nào thì biết nhiễm vi khuẩn HP

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Nhiều người băn khoăn không biết vi khuẩn HP có lây không? Bệnh lây nhiễm qua đường nào? Và khi nào thì biết mình đã bị nhiễm vi khuẩn HP? Mọi thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Hiểu đúng về vi khuẩn HP?

Hiện nay rất nhiều người hiểu chưa đúng về vi khuẩn HP và nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Vì vậy cần loại bỏ ngay suy nghĩ “sai lầm” sau đây, về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày để có biện pháp xử trí sao cho đúng nhất.

vi khuẩn hp có lây không?
Nhiều người băn khoăn không biết vi khuẩn HP có lây không? Bệnh lây nhiễm qua đường nào? Và khi nào thì biết mình đã bị nhiễm vi khuẩn HP? (ảnh minh họa)

Không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là phải điều trị

Ước tính 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày nhưng không phải tất cả trong số đó đều cần điều trị. Chỉ khi nào người bệnh có các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,… mới cần thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng giảm.

Vì vậy có các biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, viêm dạ dày,… thì cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được xác định chính xác xem có nhiễm vi khuẩn HP hay không và biện pháp điều trị hiệu quả.

Không phải cứ mắc bệnh dạ dày là bị nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống cộng sinh trong cơ thể người, chúng thường cư trú ở các môi trường hiếm khi như bên trong niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, … Tuy nhiên không phải ai bị viêm loét dạ dày hay đau dạ dày hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày thì đều bị nhiễm vi khuẩn HP.  Vì có nhiều các yếu tố khác như: chế độ ăn uống không hợp lý, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng các chất kích thích bia, rượu,…cũng dễ gây ra bệnh dạ dày.

Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì vi khuẩn HP là một trong số các nguyên nhân chính gây các bệnh lý về dạ dày nên khi người bệnh về dạ dày nên khi bị các bệnh lý về dạ dày, các bác sĩ thường nghi ngờ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP và chỉ định kiểm tra xem có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không để từ đó có biện pháp điều trị tốt nhất.

Không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày

Các bác sĩ tại chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khẳng định: Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Nghiên cứu cho thấy có hàng trăm loại HP khác nhau, chỉ 1 số loại có độc lực cao mới làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân nên làm xét nghiệm test vi khuẩn HP tại những đơn vị y tế uy tín để có kết luận chính xác.  Hiện tại chỉ có vi khuẩn HP mang gen CagA mới dễ có nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày. Trên thực tế hiện nay có đến hơn 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có lây không?

cần hiểu đúng về vi khuẩn hp có lây không?
Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm nếu người bệnh không có biện pháp phòng tránh thích hợp (ảnh minh họa)

Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua đường ăn uống, nước bọt, dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh và có thể lây nhiễm qua các dụng cụ nội soi, vật dụng y tế từ người bị bệnh nếu các thiết bị y tế đó không được khử trùng sạch sẽ.

– Vi khuẩn HP lây qua đường miệng: Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là thói quen mớm thức ăn cho trẻ, hút mũi bằng miệng, dùng chung đồ dùng ăn uống, sinh hoạt với người nhiễm HP…sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Thông thường nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên khác có nguy cơ bị nhiễm rất cao.

– Vi khuẩn HP lây nhiễm từ các vật dụng y tế: Các dụng cụ y tế dùng để nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… có thể truyền vi khuẩn HP từ người mắc bệnh sang người lành nếu không được khử trùng sạch sẽ.

Khi nào thì biết mình đã nhiễm vi khuẩn HP?

Nội soi giúp kiểm tra vi khuẩn HP có lây không?
Nội soi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp kiểm tra vi khuẩn HP có tồn tại bên trong dạ dày không.

Vi khuẩn HP thường lây nhiễm rất lặng lẽ và khó phát hiện. Khi người bệnh thấy các cơn đau dạ dày âm ỉ đến nặng, kèm theo các biểu hiện của bệnh dạ dày như đầy hơi, ợ chua nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các đơn vị y tế uy tín, để được kiểm tra và có kết quả chính xác nhất.

Hiện tại có 2 phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra xem bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không là: nội soi dạ dày và test vi khuẩn HP qua hơi thở. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có kết luận chính xác cho bạn rằng có đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay không? từ đó có biện pháp điều trị và phòng tránh cho hợp lý.

Khi nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP hay thấy các biểu hiện của bệnh dạ dày như đầy hơi, ợ chua, các cơn đau dạ dày từ âm ỉ đến nặng hoặc gia đình đang có người bị nhiễm vi khuẩn HP và muốn kiểm tra xem mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không? Bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sức khỏe ngay tại Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital