Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Không ít bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp khi còn rất trẻ. Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không là lo lắng của tất cả người bệnh.

1. Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại tuyến giáp – tuyến nằm ở đáy cổ có vai trò quan trọng trong sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể.

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tại tuyến giáp

So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến giáp được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn tiến triển bệnh, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, mức độ đáp ứng điều trị…

Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 thể khác nhau là ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kì, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng sống cao nhất. Tỷ lệ sống sau 5 năm chẩn đoán cho bệnh nhân ung thư giai đoạn I, II là gần như tuyệt đối 100%, giai đoạn III là 93% và giai đoạn IV là 51%.

Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nang, cơ hội sống giai đoạn I, giai đoạn II gần như tuyệt đối 100%, giai đoạn III là 71%, giai đoạn cuối là 50%.

Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn I là gần 100%, giai đoạn II là 98%, giai đoạn III là 81% và giai đoạn cuối là 28%.

Với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (chiếm tỷ lệ dưới 2%), tiên lượng thường thấp.

2. Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không, điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp như thế nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định là:

  • Phẫu thuật: tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp cùng với nạo vét hạch xung quanh.
  • Điều trị I ốt phóng xạ: tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thụ I ốt rất tốt vì vậy I 131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại. Các tế bào của cơ quan khác do không có đặc tính bắt giữ I 131 nên ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này.
  • Xạ trị: có thể chỉ định nếu ung thư tuyến giáp không đáp ứng với điều trị I ốt phóng xạ.
  • Hóa trị: ít phổ biến và thường chỉ xem xét trong trường hợp ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc

TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc

Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư là đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital