Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cũng như ca mắc mới thuộc nhóm cao thứ 2 trên thế giới.
Menu xem nhanh:
Đứng top đầu trong xếp hạng ung thư thế giới
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng trên 110.000 trường hợp mới mắc ung thư mỗi năm và hơn 73% trong số đó tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do ung thư trên thế giới chỉ là 59,7%. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong trung bình là 67,8%, trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư ở các nước phát triển chỉ có 49,4%.
Theo số liệu của WHO, tỷ lệ chết vì ung thư ở Việt Nam là 110 ca/100.000 người, thuộc top cao thứ 2/4 nhóm. Đây là nhóm có tỷ lệ tử vong do ung thư dao động từ khoảng 106-129 ca/100.000 dân.
15 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam là ung thư phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tuyến tiền liệt, tử cung, cổ tử cung, thực quản, bàng quang, u lympho không Hodgkin, khoang miệng, ung thư máu, tụy, buồng trứng và thận.
Vẫn còn chủ quan với ung thư
Trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư đang giảm ở Mỹ và các quốc gia có thu nhập cao, thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư ở các nước thu nhập thấp và trung bình lại ngày càng gia tăng, ở mức đáng báo động. Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, tỷ lệ bệnh ung thư mắc nhiều nhất thường liên quan đến nhiễm trùng như ung thư dạ dày, gan, và ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đại trực tràng, phổi và ung thư vú ngày càng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các ca mắc mới ung thư, cũng như tỷ lệ tử vong do ung thư. Những nguyên nhân chính bao gồm:
– Chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh (đồ ăn nhanh, ít rau củ quả, thiếu vận động, hút thuốc lá, uống rượu nhiều), chưa kể đến thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Ô nhiễm không khí, môi trường.
– Nhận thức về phòng bệnh, như tiêm phòng viêm gan B (phòng ung thư gan), tiêm phòng HPV (phòng ung thư cổ tử cung)… chưa cao.
– Nhận thức về bệnh ung thư còn kém, không nhận ra các triệu chứng cảnh báo ung thư và đi khám sớm
– Chủ quan, không đi khám khi có dấu hiệu bệnh, vì vậy, đa số các trường hợp phát hiện muộn, không còn khả năng chữa khỏi, dẫn tới tử vong
– Nhận thức về thăm khám sức khỏe, sàng lọc ung thư chưa cao.
– Tỷ lệ tử vong cao ở những người có thu nhập thấp, không có khả năng chi trả cho điều trị.
Phát hiện sớm, cơ hội cao
Không có thói quen thăm khám, sàng lọc ung thư định kỳ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phát hiện muộn, và tử vong.Mặc dù ung thư có thể đe dọa mạng sống của bất cứ ai, tuy nhiên, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. 40% bệnh ung thư là có thể phòng ngừa, 80% có thể kiểm soát bệnh nếu phát hiện kịp thời, và nhiều trường hợp có thể thoát bệnh khi được chẩn đoán sớm.
Những bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng thậm chí khả năng ngăn chặn lên tới 90% nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Tương tự, những bệnh có tiên lượng tốt bao gồm: ung thư tuyến giáp, tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng…
Theo PGS.TS.Thầy thuốc Nhân dân Đoàn Hữu Nghị – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, để phát hiện sớm bệnh ung thư không thể chỉ dựa vào triệu chứng, bởi đa số các bệnh ung thư phát triển rất âm thầm, cho tới khi tế bào ung thư đã lây lan sang các cơ quan khác. Vì vậy, việc chủ động thăm khám sức khỏe, sàng lọc ung thư là điều rất quan trọng nhằm phát hiện bệnh sớm, thậm chí đối với một số bệnh, sàng lọc, tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện từ khi tế bào bắt đầu thay đổi, và cơ hội điều trị thành công có thể đạt 100% (ung thư cổ tử cung).
Chung tay với toàn xã hội trong cuộc chiến Phòng và phát hiện sớm ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế đã nghiên cứu và xây dựng nhiều gói khám Tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau.
Với quy trình khám chữa bệnh khép kín, và sự hợp tác toàn diện trong điều trị với các bác sĩ Singapore, khi phát hiện ra các bất thường, hoặc chẩn đoán ung thư, người bệnh có cơ hội tư vấn điều trị ung thưu trực tiếp với các bác sĩ hàng đầu Singapore như TS.BS Lim Hong Liang, TS.BS Zee Ying Kiat, TS.BS Pactricia Kho, TS.BS See Hui Ti.