Ung thư nội mạc tử cung: Ai dễ mắc và làm sao để phòng ngừa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư nội mạc tử cung là một bệnh ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung. Đó là kết quả của sự tăng trưởng bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ, và có nguy cơ gây tử vong nếu không điều trị sớm. Vậy đối tượng nào dễ mắc nhất và làm thế nào để phòng ngừa?

Ai có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung và cách phòng ngừa

Ung thư nội mạc tử cung rất phổ biến ở nữ giới sau mãn kinh.

Trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, kích thích tố gây ra sự thay đổi ở nội mạc tử cung. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ, trước khi trứng rụng, buồng trứng sản sinh ra các hormon gọi là estrogen. Estrogen khiến nội mạc tử cung trở nên dày hơn để có thể nuôi dưỡng phôi thai nếu mang thai. Nếu không có thai, estrogen được sản xuất với số lượng thấp hơn và nhiều hoóc môn progesterone được tạo ra sau khi rụng trứng. Vào cuối chu kỳ, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc ra ngoài lớp và tạo thành kinh nguyệt. Chu trình này lặp lại cho đến khi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh.

Những phụ nữ thuộc nhóm dưới đây dễ mắc ung thư tử cung hơn:

Nguyên nhân và nguy cơ gây ung thư tử cung

Những phụ nữ có thời gian dài tiếp xúc với estrogen chẳng hạn như có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không sinh con… có nguy cơ mắc ung thư tử cung cao hơn những chị em khác.

  • Tuổi tác: Ung thư tử cung thường xảy ra nhất ở phụ nữ trên 50 tuổi; độ tuổi trung bình là 60.
  • Thừa cân, béo phì: Ở phụ nữ thừa cân, mô mỡ tạo ra estrogen, một hormone giới tính không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư vú mà còn tăng nguy cơ ung thư tử cung. Chỉ số khối cơ thể (BMI) càng cao, thì nguy cơ càng lớn. Khoảng 40% trường hợp ung thư tử cung có liên quan đến béo phì.
  • Chủng tộc: Nếu như phụ nữ da trắng dễ mắc ung thư tử cung hơn các phụ nữ có màu da khác thì phụ nữ da đen lại có nguy cơ bị chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển cao hơn.
  • Di truyền: Phụ nữ có hội chứng Lynch di truyền, còn gọi là (HNPCC), Theo thống kê, có khoảng 2% đến 5% phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung có hội chứng Lynch.
  • Bệnh tiểu đường: Phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư tử cung nếu như họ bị tiểu đường – thường dẫn tới béo phì, tăng nguy cơ ung thư tử cung.
  • Các bệnh ung thư khác: Những phụ nữ bị ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc ung thư buồng trứng có nguy cơ bị ung thư tử cung cao hơn.
  • Dùng thuốc Tamoxifen: Phụ nữ dùng thuốc tamoxifen (Nolvadex) để phòng ngừa hoặc điều trị ung thư vú có nguy cơ phát triển ung thư tử cung cao hơn.
  • Xạ trị. Những phụ nữ đã từng xạ trị vào vùng chậu để điều trị một bệnh ung thư khác có nguy cơ cao bị ung thư tử cung.
  • Chế độ ăn uống: Phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có chứa mỡ động vật có nguy cơ bị ung thư tử cung cao hơn.
  • Có thời gian dài tiếp xúc với Estrogen: Phơi nhiễm kéo dài với estrogen hoặc mất cân bằng estrogen làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, chẳng hạn như: Có kinh nguyệt trước 12 tuổi, hoặc mãn kinh muộn; Dùng hormone thay thế sau mãn kinh, đặc biệt là loại chỉ chứa estrogen (nguy cơ thấp hơn nếu như dùng estrogen kết hợp với progesterone); Phụ nữ chưa từng mang thai và sinh con.

Phòng ngừa ung thư tử cung như thế nào?

Phòng bệnh ung thư nội mạc tử cung

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tử cung.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, chị em phụ nữ có thể cân nhắc các phương pháp sau đây:

  • Dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có sự kết hợp của estrogen và progesterone có thể làm giảm nguy cơ phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, đặc biệt là khi uống trong thời gian dài.
  • Thận trọng khi dùng hormone sau mãn kinh: đặc biệt lưu ý khi sử dụng biện pháp thay thế estrogen vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về rủi ro và lợi ích, hoặc chọn biện pháp kết hợp estrogen và progesterone.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Những người bị bệnh tiểu đường cần quản lý bệnh tốt, chẳng hạn thường xuyên theo dõi mức đường huyết, có thể giảm được nguy cơ.

Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh, chị em phụ nữ nên sàng lọc ung thư tử cung cùng các bệnh ung thư phụ khoa khác hàng năm, nhằm phát hiện sớm các bất thường và ung thư giai đoạn sớm để điều trị hiệu quả. Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc có xây dựng Gói tầm soát ung thư vú – cổ tử cung – tử cung – buồng trứng, giúp phát hiện 4 bệnh ung thư khi chưa có triệu chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital