Để mang lại hiệu quả điều trị ung thư, kéo dài tuổi thọ, tăng tỷ lệ sống, bệnh nhân không chỉ cần tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm khắc cùng tâm lý, tinh thần thoải mái, mà còn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy đối với người mắc bệnh ung thư gan nên ăn gì, chế độ dinh dưỡng như thế nào để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Menu xem nhanh:
1. Mối quan hệ giữa ung thư gan và chế độ dinh dưỡng
Tại Việt Nam theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó có đến 80% bệnh nhân bị sụt cân, và 30% chết vì suy kiệt sức khỏe trước khi qua đời do khối u ác tính gây ra..
Phần lớn bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe. Người mắc bệnh có thể trạng yếu, không ăn uống được nên dễ dàng bị suy dinh dưỡng và không đủ dưỡng chất đi nuôi cơ thể.
Ngoài ra, khi thể trạng về cân nặng hay thể lực bị ảnh hưởng, nhiều bệnh nhân sẽ không thể theo hết được các liệu pháp điều trị. Điều này làm gián đoạn quá trình điều trị, ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.
Tương tự, bệnh nhân mắc ung thư gan cũng không ngoại lệ. Khi không đáp ứng được điều trị, gan ngày càng suy yếu sẽ dẫn đến quá trình lọc chất thải, đào thải độc tố bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác như di căn. Việc này sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.
Chính vì vậy, dinh dưỡng lúc này là vô cùng quan trọng cho bệnh nhân ung thư gan, nhằm mục đích trực tiếp là tăng thể lực, giúp bệnh nhân có sức đề kháng chống lại sự phát triển của tế bào ác tính, và đáp ứng được các phương pháp điều trị, gia tăng tuổi thọ. Ngoài ra, chế độ ăn liên quan trực tiếp đến sức khỏe lá gan do đó người bị ung thư gan cần phải chú ý đến chế độ ăn và loại thực phẩm.
2. Top thực phẩm nên ăn ở bệnh nhân mắc ung thư gan
Thực phẩm hữu cơ
Là những thực phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy định trong canh tác hữu cơ. Khi sử dụng gan của bạn dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng và quá trình hoạt động ở gan không bị áp lực nhiều để lọc và bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Rau củ quả tươi
Trái cây và rau củ quả tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, giúp cơ thể có sức đề kháng, tăng cường bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây ung thư.
Bạn nên ăn một số loại rau củ quả như: Chuối, nho, sung, kiwi, cà rốt, cam, quýt, dây tây, ớt chuông, bí, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh…
Ung thư gan nên ăn gì – Ưu tiên sử dụng thịt trắng
Thịt gia cầm, cá, ếch… thay thế các loại thịt đỏ để không làm kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên không nên cắt hẳn thịt đỏ bởi hàm lượng dinh dưỡng thịt đỏ cao hơn thịt trắng, mà chỉ nên giảm bớt.
Chất béo lành mạnh, chất béo có nguồn gốc từ thực vật
Chất béo lành mạnh có trong quả bơ, quả hạch, hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu vừng… giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.
Ngũ cốc nguyên hạt
Cung cấp carbohydrate cho cơ thể, sản sinh ra glucose tạo năng lượng cho các tế bào, cơ quan hoạt động khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm nên ăn là gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…
Trà xanh và trà đen
Chứa chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, hạn chế tình trạng di căn của bệnh.
Ung thư gan nên ăn gì – Sữa và sữa chua
Sữa và các chế phẩm từ sữa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều đạm, chất béo, vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa và sữa chua có thể làm giảm khả năng phát triển tình trạng ung thư và phục hồi gan khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp người bệnh phòng ngừa suy dinh dưỡng. Lưu ý chỉ nên dùng 150- 200 ml sữa mỗi ngày đối với bệnh nhân ung thư gan
3. Thực phẩm người mắc ung thư gan nên hạn chế và tránh
Một số loại thực phẩm người bệnh ung thư gan cũng nên hạn chế và tránh bao gồm:
– Thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm này ảnh hưởng đến chức năng gan, khiến gan làm việc mệt mỏi hơn, chịu nhiều áp lực hơn. Bệnh nhân nên ăn đồ luộc để hạn chế lượng chất béo gây khó tiêu hóa.
– Thực phẩm chứa nhiều muối: Ăn quá nhiều muối sẽ làm tích tụ dịch trong gan, triệu chứng ung thư sẽ gia tăng. Khi chế biến cho người bệnh nên nêm nếm nhạt thức ăn.
– Thực phẩm giàu protein: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein sẽ khiến gan làm việc quá tải và hoạt động sai cách. Điều này khiến cho độc tố ở gan tích tụ lại và trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
– Thực phẩm chế biến sẵn: Các sản phẩm này rất tiện lợi cho cuộc sống tuy nhiên lạm dụng nhiều sẽ gây ra các tác hại không tốt cho sức khỏe
– Đồ uống có cồn: Rượu bia, nước uống có ga là những thức uống mà bệnh nhân ung thư gan nên tránh xa bởi sẽ làm tình trạng bệnh nhanh chóng diễn biến nặng hơn.
4. Một số lưu ý hữu ích dành cho bệnh nhân ung thư gan
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên lưu ý một số điểm cần thiết để hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị mang lại hiệu quả.
– Uống nhiều nước đủ 2 lít nước cho cơ thể để quá trình đào thải độc tố trong gan dễ dàng hơn
– Ăn thức ăn mềm và lỏng để giúp giảm cảm giác no sớm, biểu hiện hay gặp của bệnh nhân ung thư gan
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bệnh nhân ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn tránh tình trạng suy dinh dưỡng
– Thực hiện hoạt động thể chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chẳng hạn như đi bộ, vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng…
– Bạn cũng nên nhận tư vấn từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh tích cực hơn.
Mặc dù là bệnh có nguy cơ tử vong cao, nhưng không vì thế mà bạn suy nghĩ tiêu cực. Hiện nay nền y học đã và đang phát triển, các phương pháp điều trị ung thư cũng tân tiến mang lại tỷ lệ sống cao hơn. Chính vì thế tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và tinh thần lạc quan sẽ là chìa khóa giúp nhiều bệnh nhân chiến thắng được căn bệnh nguy hiểm này.