Ung thư dạ dày và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 tại nước ta và ngày càng có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Tìm hiểu và nhận biết sớm căn bệnh này giúp người bệnh điều trị ngay từ giai đoạn đầu hiệu quả nhất. Dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư ở dạ dày, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Ung thư dạ dày hình thành và phát triển thế nào?

Ung thư dạ dày xảy ra ở nhiều độ tuổi và giới tính nhưng phổ biến hơn cả là ở người trung niên độ tuổi từ 50 trở lên. Nam giới thường có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn ở nữ giới, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.

Căn bệnh này xảy ra khi có sự tăng bất thường của tế bào trong dạ dày. Ban đầu những tế bào ác tính này chỉ có một khu vực nhỏ nhưng chúng có thể sản sinh cơ thể không kiểm soát được dẫn tới chèn ép đến các mô của dạ dày gây tổn thương.

Quá trình hình thành và phát triển ung thư có thể ngắn hoặc rất dài, từ một vài tháng đến một vài năm. Trong giai đoạn đầu mới hình thành, bệnh có thể khở phát từ bất kì bộ phận nào từ dạ dày(tuy nhiên phổ biến nhất là nơi giao của dạ dày và thực quản). Đây cũng là một trong số những căn bệnh rất khó chẩn đoán bởi tính chất phức tạp.

ung thư dạ dày là gì?

Đây là một bệnh lý phức tạp với diễn biến rất khó đoán

Dựa vào nhiều yếu tố, bệnh sẽ được phân chia thành 5 giai đoạn khác nhau như sau:

– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư hình thành ở niêm mạc dạ dày, đây là giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào dạ dày.

– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Giai đoạn này có tên gọi khác là ung thư dưới cơ.

– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư tràn sang các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận trong cơ thể.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh khi tế bào ung thư di căn toàn bộ cơ thể gây nguy cơ tử vong cao.

2. Dấu hiệu nổi bật của bệnh ung thư ở dạ dày

Những dấu hiệu của bệnh căn bệnh này có thể kể đến như:

– Chướng bụng, đầy hơi:

Đây là triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn.

– Ăn uống không ngon miệng, không có khẩu vị:

Triệu chứng này có thể đi cùng với biểu hiện khó nuốt, nghẹn khi thức ăn luôn vướng ở cổ.

– Cân nặng bị sụt nhiều không rõ nguyên do:

Đây là triệu chứng cơ bản mà người bệnh có thể nhận dạng được khi mắc ung thư ở dạ dày.

Cân nặng có thể sụt giảm nhanh chóng và nhiều chỉ sau một vài tháng.

dấu hiệu ung thư dạ dày

Người mắc bệnh ung thư này có thể sụt cân nhanh chóng sau một thời gian ngắn

– Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua:

Những đợt ợ kéo dài cùng với sự khó chịu sau ăn khiến người bệnh mệt mỏi.

Những triệu chứng này có thể giảm khi dùng thuốc nhưng hiệu quả không kéo dài lâu.

Nhiều bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa, điển hình là viêm loét dạ dày.

– Đau bụng dữ dội:

Ban đầu, người bệnh có thể đau quặn từng đợt sau đó dần nghiêm trọng hơn, thuốc giảm đau cũng không có tác dụng trong trường hợp này.

Người bệnh cần đi khám ngay khi thấy biểu hiện này.

– Xuất huyết tiêu hóa:

Xuất huyết hệ tiêu hóa có thể biểu hiện qua những đường sau: nôn ra máu, đại tiện ra phân đen… Những biểu hiện này có thể là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là bệnh ung thư ở dạ dày.

Để chắc chắn nguyên nhân bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Hầu hết những triệu chứng này đều có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác do đó nhiều bệnh nhân thường hay chủ quan nên bỏ qua thời điểm điều trị bệnh tốt nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cần biết

3.1 Nguyên nhân khách quan gây ung thư ở dạ dày

Những nguyên nhân khách quan gây bệnh ung thư ở dạ dày có thể được kể đến như:

– Nhiễm trùng bởi vi khuẩn Hp(Vi khuẩn dẫn tới viêm loét dạ dày)

– Mắc phải polyp dạ dày(Mô trên niêm mạc dạ dày phát triển bất thường)

– Người bệnh bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý lành tính ở dạ dày trong thời gian dài

– Người bệnh có tiền sử người thân mắc các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là ung thư ở dạ dày

3.2 Nguyên nhân chủ quan gây ung thư ở dạ dày

– Người bệnh có tuổi tác cao, trên 50 tuổi

– Người bệnh quá béo hoặc thừa quá nhiều cân.

– Nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư ở dạ dày cao hơn phụ nữ do thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia

– Người bệnh có chế độ ăn nhiều chất bảo quản, đồ ăn nhanh, ít rau củ quả và ít uống nước

4. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Tùy thuộc vào thời điểm, tình trạng và giai đoạn của bệnh các bác sĩ sẽ lựa chọn ra những phương pháp phù hợp với từng trường hợp.

điều trị ung thư dạ dày

Người bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu lựa chọn đúng phác đồ điều trị

Các phương pháp điển hình trong điều trị bệnh ung thư này bao gồm:

– Phẫu thuật cắt khối u bằng nội soi dạ dày

– Phẫu thuật cắt dạ dày và loại bỏ hạch

– Hóa trị

– Xạ trị

– Liệu pháp miễn dịch

– Phương pháp trị bệnh giảm nhẹ.

Căn bệnh ung thư này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm. Khối u giai đoạn này mới chỉ khu trú ở niêm mạc của dạ dày nên bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ những tổn thương qua nội soi mà không cần cắt đi dạ dày.  Tuy nhiên, bên cạnh điều trị, người bệnh vẫn cần lưu ý những điều sau:

– Chế độ ăn uống khoa học, tăng chất xơ và vitamin, giảm thực phẩm dầu mỡ, đóng hộp. Đặc biệt lưu ý về độ an toàn vệ sinh cho thực phẩm.

– Hạn chế đồ gây hại cho sức khỏe: đồ uống có cồn, chất kích thích…

– Hạn chế những thực phẩm gây áp lực cao lên dạ dày: đồ ăn cay, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồ ăn chiên rán nhiều lần…

– Thăm khám định kỳ các bệnh lý dạ dày, polyp, khối u lành tính ở dạ dày…

– Kiểm tra và tầm soát ung thư định kỳ nếu gia đình có người từng mắc ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital