Ung thư dạ dày giai đoạn đầu nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Vậy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh và những thực phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị bệnh. 

1. Tìm hiểu chung về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Với người bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát và làm chậm sự phát triển của khối u. Chính vì thế mà khi bị ung thư dạ dày giai đoạn khởi phát nên ăn những thực phẩm gì được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu nên ăn gì?

Bệnh nhân cần được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu là giai đoạn sớm, lúc này tế bào ung thư mới xuất hiện trong cơ thể, chưa phát triển mạnh và xâm lấn nên người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người mà gia đình nên có thực đơn ăn uống phù hợp. Đa phần vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần ăn theo đường tĩnh mạch. Trong những ngày tiếp theo, người bệnh có thể ăn đa dạng thực phẩm.

2. Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì? – Giải đáp

2.1 Ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu nên ăn gì? – Bổ sung các thực phẩm giàu đạm

Những thực phẩm giàu đạm phải kể đến là các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gà, cá. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể chế biến những loại thực phẩm này dưới nhiều cách khác nhau để cơ thể dễ dàng hấp thụ như xay nhỏ, băm nhuyễn hoặc nấu cháo, súp…

2.2 Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nên ăn gì? – Tăng cường tinh bột

Ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu nên ăn gì?

Người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát nên tích cực bổ sung thêm lượng tinh bột cho cơ thể

Các loại thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai, lúa mì, sắn… Để cơ thể người bệnh dễ hấp thụ hơn, gia đình nên hầm thành cháo hoặc nấu thánh súp. Hạn chế luộc các loại củ vì có thể gây nghẹn khi ăn.

2.3 Ung thư dạ dày thời điểm mới hình thành nên ăn gì? – Bổ sung chất béo phù hợp

Đối với người bệnh ung thư dạ dày thì chất béo cũng rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên tránh những chất béo từ mỡ động vật, thay vào đó là chất béo từ thực vật như các loại dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành… tốt cho sức khỏe.

2.4 Ung thư dạ dày thời điểm mới hình thành nên ăn gì? – Tích cực ăn rau củ quả

Các loại rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động trơn tru hơn, đồng thời ngăn chặn những vấn đề ở đường ruột. Vì thế người bệnh ung thư nên ăn nhiều rau củ quả. Chú ý nên ăn những loại rau luộc mềm, nhừ, tránh các loại rau xào chứa nhiều mỡ. Các  loại quả nên chọn quả chín, mềm, tránh những trái cây rắn, cứng, khó tiêu hóa.

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu tiên nên ăn thực phẩm gì?

Người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau củ quả xanh, tươi để tăng cường sức khỏe

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của mình, không nên kiêng khem quá mức gây thiếu hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Nên nghỉ ngơi sau ăn, tránh ăn quá no, để bụng quá đói hoặc đi nằm ngay sau khi ăn, vận động sau khi vừa ăn xong sẽ không tốt cho sức khỏe và quá trình hồi phục bệnh.

3. Những thực phẩm người bệnh ung thư dạ dày nên kiêng

Ung thư dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa do đó việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình bệnh. Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng thì người bệnh ung thư dạ dày nên tránh xa những thực phẩm sau đây:

– Những thực phẩm đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh…

– Những loại thực phẩm có vị chua: chanh, cam, bưởi, dấm, mẻ…

– Những thực phẩm tạo hơi ở dạ dày như: thực phẩm muối chua như dưa muối, hành muối, đậu đỗ…

– Những thực phẩm ảnh hưởng đến tiêu hóa và có hại cho niêm mạc dạ dày như: rượu bia, tỏi ớt, cà phê, chè đặc…

– Những loại thực phẩm tăng tiết acid trong dạ dày như: cá đậm đặc, nước sốt của thịt…

– Những loại nước có hại cho dạ dày như: nước ngọt có ga, trà sữa đặc uống nhiều liên tục…

Người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen gây ảnh hưởng đến dạ dày như: ăn xong nằm ngủ ngay, ăn đêm muộn, ăn xong vận động mạnh liên tục, ăn nhiều thực phẩm nóng – lạnh đan xen, ăn nhiều đồ ăn nhanh gọi từ bên ngoài…

Trên đây là những thông tin quan trọng về chế độ ăn uống dành cho những bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt là trong giai đoạn sớm. Điều này cũng góp phần giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện và hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh nên người bệnh cần lưu ý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital