Ung thư dạ dày có lây không? có cần điều trị lâu dài không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Không ít người nghĩ ung thư dạ dày lây qua ăn uống mà có tâm lý ngại tiếp xúc với người bệnh. Vậy thực tế, ung thư dạ dày có lây không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn đọc.

1. Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa trên phổ biến và có xu hướng tăng nhanh, trẻ hóa ở nước ta. Sợ ung thư là tâm lý chung của mọi người nhưng có những người vì sợ ung thư mà xa lánh, không tiếp xúc hay nói chuyện với người bệnh vì lo ngại ung thư sẽ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống hay tiếp xúc hàng ngày.

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ung thư dạ dày có lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ung thư dạ dày có lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Ung thư dạ dày có lây không? Ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng không lây nhiễm, nghĩa là một người bệnh mắc ung thư dạ dày sẽ không thể lây bệnh sang người khỏe mạnh qua hoạt động tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày. Nguyên nhân được các bác sĩ giải thích là do chưa có chứng cứ cụ thể nào về nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày.

Sở dĩ nhiều người lo lắng ung thư dạ dày lây nhiễm là do vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày có thể lây từ người này qua người khác khi ăn uống chung bát đũa. Tuy nhiên, thực tế là cùng bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng có người bị ung thư dạ dày, có người lại không mắc bệnh.

2. Phòng bệnh ung thư dạ dày như thế nào?

Dù ung thư dạ dày không lây nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh vì vậy phòng ung thư dạ dày là việc làm cần thiết. Phòng bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

  • Chú ý ăn uống: ung thư dạ dày vẫn được coi là “bệnh vào từ miệng” và yếu tố nguy cơ từ vi khuẩn HP lớn hơn nhiều so với các yếu tố khác. Trong ăn uống bạn cần chú ý chia khẩu phần ăn riêng của mỗi người, không dùng chung bát đũa, nước chấm, sử dụng muỗng riêng cho từng món khi ăn…
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh trái cây tươi, hạn chế các loại đồ ăn mặn, lên men như dưa cà muối, cá muối
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
  • Tránh căng thẳng stress kéo dài
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm dạ dày, tá tràng, diệt vi khuẩn HP…

Ung thư dạ dày rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Ngoài các yếu tố có thể kiểm soát được thì còn có rất nhiều yếu tố khác tăng nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát như tiền sử bệnh gia đình, mang gen đột biến ung thư… Điều quan trọng là bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì để có thể phát hiện bệnh sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện hay mới chỉ dừng lại ở bất thường chưa chuyển thành ung thư.

Nội soi dạ dày phát hiện những bất thường sớm ở dạ dày

Nội soi dạ dày phát hiện những bất thường sớm ở dạ dày

Đồng hành trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư thực quản – dạ dày với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, giúp phát hiện chính xác 2 bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp hàng đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital