Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam hiện nay rất cao và có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh dạ dày bạn đọc có thể tham khảo.

Tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam

Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày rất cao. Trên thế giới số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày chiếm từ 5 đến 10% toàn dân số thế giới và ở nước ta con số này đã lên đến 7%. Một con số đáng nói khác là có đến 70% dân số nước ta mắc và có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).

Triệu chứng cảnh báo bệnh dạ dày

Triệu chứng cảnh báo bệnh dạ dày

Tại Việt Nam bệnh viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến và nó chiếm đến 31% – 64% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa và bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Lứa tuổi mắc bệnh viêm dạ dày nhiều nhất là từ 40 đến 49 tuổi và nguyên nhân chính là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính

+ Dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp, đây chính là một trong các nguyên nhân quan trọng gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính.

+ Dùng kéo dài một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid, diclofenac…

+ Thường xuyên sử dụng chất kích thích.

+ Mắc các căn bệnh nghiêm trọng làm suy yếu hệ miễn dịch như bệnh gan thận, HIV, trào ngược dịch mật,…

+ Bị stress kéo dài khiến rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hóa và cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Bệnh dạ dày nguy hiểm khôn lường

Bệnh lý dạ dày đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị là những vị trí rất dễ biến chuyển thành ung thư. Khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Nội soi chẩn đoán bệnh dạ dày

Nội soi chẩn đoán bệnh dạ dày

Những cơn đau do viêm loét dạ dày – tá tràng hành hạ không khó đối phó nhưng lại rất khó để có thể chữa dứt điểm căn này. Theo thống kê của thư viên y tế quốc gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng trong vòng 2 năm (sau khi diệt vi khuẩn Hp) là 3,02% nhưng sẽ tăng lên đến 83,9% đối với các bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc chống viêm. Đây chính là con số đáng lo ngại cảnh báo mức độ “dai dẳng” của căn bệnh dạ dày.

Cách điều trị bệnh dạ dày khỏi

Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính khỏi hoàn toàn là dùng thuốc theo toa bác sĩ và tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Người bệnh cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng như sau:

Dùng thuốc: Các loại thuốc được dùng điều trị cho người viêm dạ dày mạn tính là thuốc giảm đau, ức chế tiết acid, kháng histamin,…Người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Chăm sóc sức khỏe bản thân: Người bệnh cần có sự kiên trì điều trị, tự chăm sóc sức khỏe mới mong bệnh mau khỏi. Kiêng ăn các món ăn chiên nướng nhiều dầu mỡ, trái cây nhiều acid, chất kích thích. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chín, ngũ cốc và uống nhiều nước lọc, nước khoáng.

Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để chỉ định liệu pháp điều trị bệnh phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital