Tường tận 6 cấp độ tắc tia sữa và phương pháp chữa trị nhanh chóng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hiền

Trưởng đơn nguyên Khám

Tắc tia sữa là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải sau sinh. Cũng giống như các bệnh khác, tắc tia sữa có nhiều giai đoạn chuyển biến từ thể nhẹ đến nặng nếu không được giải quyết sớm. Bài viết này sẽ chi tiết hóa cho mẹ 6 cấp độ tắc tia sữa và gợi ý phương pháp chữa trị nhanh chóng, hiệu quả.

1. Tìm hiểu về tắc tia sữa

Tắc tia sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh, là tình trạng sữa mẹ bị ứ tắc trong lòng ống dẫn sữa và không thể thoát ra ngoài được do ống dẫn sữa bị chèn ép hoặc bị bít kín.

Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa:

– Sữa ra rất ít, thậm chí là không ra cho dù dùng máy vắt sữa

– Bầu ngực căng tức, càng ngày càng căng, nóng đỏ, đau nhức

– Bầu có nhiều cục sữa bị đông kết, có thể cảm nhận bằng tay khi sờ vào

– Sơ thể mệt mỏi, khó chịu,sốt…

2. 6 cấp độ tắc tia sữa và phương pháp chữa trị

Trong y học, tắc tia sữa được chia thành 6 cấp độ với thời gian và triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là tường tận biểu hiện của từng giai đoạn, mẹ tham khảo để nắm bắt và làm theo hướng dẫn điều trị phù hợp nhé.

Trong y học, tắc tia sữa được chia thành 6 cấp độ tắc tia sữa khác nhau

Trong y học, tắc tia sữa được chia thành 6 cấp độ tắc tia sữa khác nhau

2.1. Cấp độ 1 – tắc tia sữa từ 1-2 ngày đầu

Tắc sữa còn nhẹ và mẹ có thể khắc phục hoàn toàn bằng những biện pháp đơn giản.

Biểu hiện: Mẹ cảm thấy đau đầu hoặc mệt mỏi hơn bình thường. Bầu ngực có dấu hiệu căng tức như căng sữa nhưng cho con bú hay dùng tay vắt thì sữa chỉ chảy nhỏ giọt, chảy được ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.

Chữa trị: Vệ sinh sạch sẽ cả bầu ngực và đầu vú. Dùng khăn sữa nhúng vào nước ấm nóng chườm lên ngực, vừa chườm vừa day, massage nhẹ nhàng. Cho con bú bình thường hoặc dùng máy hút sữa hút sạch sữa trong bầu ngực.

2.2. Cấp độ 2 – tắc tia sữa từ 3-4 ngày

Biểu hiện: Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn so với 2 ngày đầu, mẹ mệt mỏi hơn, có thể kèm biểu hiện sốt. Bầu ngực càng ngày càng căng tức, sữa vắt ra rất ít hoặc không ra nữa. Dùng tay sờ nắn bầu ngực thấy có những cục sữa đông cộm lên.

Chữa trị: Tiếp tục làm theo phương pháp của cấp độ 1 kết hợp với các bài thuốc dân gian như lá đinh lăng hoặc lá bồ công anh,… Cần chú ý làm đúng và đủ để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

2.3. Cấp độ 3 – tắc sữa từ 5-6 ngày

Tắc tia sữa đã chuyển sang giai đoạn nặng với triệu chứng đau đớn dữ dội hơn và cũng khó điều trị hơn.

Biểu hiện: Xuất hiện nhiều cục sữa đông hơn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, mất nước. Ngực tấy đỏ hoặc da ngực đổi sang màu vàng hoặc xanh. Vắt sữa, hút sữa liên tục nhưng không thấy sữa ra nữa.

Chữa trị: Ăn uống đủ chất, uống đủ nước. Tiếp tục mát xa, chườm nóng bầu ngực, uống nước lá đinh lăng, lá bồ công anh,… để khơi thông ống sữa, kết hợp vắt hút sữa để khơi không. Tuyệt đối không được uống thuốc cai sữa để hạn chế sự tiết sữa.

2.4. Cấp độ 4 – từ ngày thứ 7

Tình trạng tắc đã tiến triển nặng, mẹ có thể đã chuyển sang giai đoạn viêm tuyến sữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Biểu hiện: Cơ thể suy nhược vì sốt cao, có thể là sốt nóng hoặc sốt rét. Bị mất nước dẫn đến da khô, môi khô. Bầu ngực giảm sưng, ngực không còn cứng do đã bị mủ hóa. Cử động cánh tay trở nên khó khăn hơn, và có thể bị nổi hạch ở nách.

Chữa trị: Bệnh đã trở nặng, xuất hiện mủ nên các phương pháp dân gian không còn mang lại hiệu quả nữa. Biện pháp tốt nhất lúc này dành cho mẹ là đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Qua kiểm tra, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra được những lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2.5. Cấp độ 5 – trên 7 ngày

Viêm tuyến vú chuyển sang áp xe tuyến vú. Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ bú sữa lúc này nữa vì trong sữa đã có mủ.

Tình trạng tắc tia sữa trên 7 ngày có thể dẫn đến áp xe tuyến vú

Tình trạng tắc tia sữa trên 7 ngày có thể dẫn đến áp xe tuyến vú

Biểu hiện: Mẹ bị sốt cao, mệt mỏi, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Ngực mềm hơn, bớt sưng, các khối mủ bị vỡ, chảy ra ngoài kèm máu hoặc đông lại thành các khối xơ cứng trong bầu ngực.

Chữa trị: Nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ, bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ điều trị bằng việc rạch mổ và chích hút mủ ra ngoài.

2.6. Cấp độ 6 – Áp xe vú biến chứng

Cấp độ nặng nhất với những biến chứng nặng nề, mẹ đứng trước nguy cơ cơ thể bị nhiễm độc nặng, bị hoại tử và phải cắt bỏ ngực.

Biểu hiện: ngực hình thành các khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết; khối áp xe lan sang mạch máu gây lên nhiễm trùng máu, tổn thương gan, thận hoặc toàn thân.

Chữa trị: Bắt buộc phải đến bệnh viện, mẹ có thể sẽ phải trải qua một cuộc tiểu phẫu để giải quyết triệt để vấn đề.

Mặc dù rất hiếm trường hợp tử vong, nhưng không có nghĩa điều đó không xảy ra. Mẹ hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để chữa tắc tia sữa càng sớm càng tốt.

Tự hào với đội ngũ y bác sĩ sản khoa từng công tác tại nhiều viện lớn như Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, cùng hệ thống trang thiết bị tiến tiến hiện đại; Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã và đang là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ tin tưởng thăm khám và điều trị tắc tia sữa, chăm sóc mẹ và bé trước – trong – sau sinh và điều trị các bệnh lý sản khoa khác.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ đội ngũ y bác sĩ sản khoa hàng đầu đã và đang làm việc tại nhiều viện lớn

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ đội ngũ y bác sĩ sản khoa đầu ngành

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về 6 cấp độ tắc tia sữa cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu như mẹ có thắc mắc nào về tình trạng tắc tia sữa, hãy gửi câu hỏi về cho Thu Cúc TCI để được hỗ trợ!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital