Tưởng rong kinh đi khám hóa ra bị ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Rong kinh là hiện tượng rối loạn  kinh nguyệt thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Rong kinh thường xuyên dễ làm chị em mất cảnh giác với nhiều bệnh lý phụ khoa khác, nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung.

Chu kì kinh nguyệt bình thường thường kéo dài khoảng 2 – 7 ngày và độ dài chu kì kinh được tính khoảng 28 – 35 ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kì và đến khi bắt đầu chu kì tiếp theo. Bất kì sự thay đổi bất thường nào về thời gian hành kinh có thể là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đáng chú ý ở phụ nữ.

Đừng nhầm lẫn rong kinh và ung thư cổ tử cung

Rong kinh dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường ở bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung

Rong kinh rất phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt bất thường này có thể do rối loạn nội tiết tố estrogen, progesterone – 2 loại hoóc môn ảnh hưởng trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt của nữ giới. Ngoài ra, rong kinh cũng có thể xuất hiện khi nữ giới bắt đầu tuổi hành kinh, trước mãn kinh, do sử dụng một số loại thuốc hoặc biến chứng một số bệnh lý phụ khoa. Rất nhiều chị em do chủ quan nghĩ hiện tượng kinh nguyệt bất thường là do rong kinh mà bỏ qua nguyên nhân ung thư cổ tử cung, đến khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Rong kinh chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt ở nữ giới trong khi bệnh ung thư cổ tử cung gây rất nhiều biểu hiện bệnh khác. Để không bị nhầm lẫn giữa bệnh lý phụ khoa thông thường và ung thư cổ tử cung,.

chị em cần lưu ý một số triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung thường gặp khác như:

  • Dịch âm đạo bất thường, dịch thường có màu lạ, có dính máu, mùi hôi, tanh rất khó chịu
  • Kinh nguyệt xuất hiện ở cả sau giai đoạn mãn kinh
  • Đau vùng xương chậu: cơn đau có thể xuất hiện bất chợt, cơn đau càng dữ dội khi khối u tiến triển và di căn
  • Đau sau quan hệ tình dục
  • Tiểu buốt, tiểu rắt…

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư đường sinh dục phổ biến nhất ở nữ giới và dễ gặp ở nhiều độ tuổi. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, các triệu chứng bệnh thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiến triển. Vì vậy, chị em cần quan tâm đến khám sức khỏe và tầm soát ung thư cổ tử cung định kì để phát hiện bệnh ngay khi chưa chuyển biến thành ung thư.

Có thể bạn quan tâm: xét nghiệm HPV là gì

Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm những gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau để cho kết quả chính xác nhất. 2 xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm Pap phát hiện những bất thường ở cổ tử cung khi chúng chưa biến chuyển thành ung thư

  • Pap smear là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm này có thể phát hiện những bất thường ở cổ tử cung qua các tế bào loạn sản
  • Xét nghiệm HPV: HPV là loại vi rút gây u nhú ở người và là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ xác định sự tồn tại của loại vi rút này trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital