Dán sứ veneer là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng bằng việc dán một lớp sứ đặc biệt lên bề mặt của răng thật. Hiệu quả thẩm mỹ của răng sứ veneer vô cùng vượt trội, khắc phục hoàn hảo nhiều khiến răng miệng như hô, móm nhẹ, răng thưa, hở kẽ, răng ố vàng… Vậy tuổi thọ của răng dán sứ veneer được bao lâu? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm lời giải cho thắc mắc trên nhé!
Menu xem nhanh:
1. Dán sứ veneer là gì?
Dán sứ veneer là khái niệm dùng để chỉ một phương pháp phục hình răng hiện đại, được áp dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật với kích thước mỏng từ 0,3-0,5mm rồi dán một lớp sứ lên trên bề mặt để phục hình.
Mặt dán sứ được làm từ chất liệu cao cấp, thân thiện với sức khỏe răng miệng, không gây kích ứng. Bên cạnh đó, bề mặt sứ còn có tính thẩm mỹ cao, được chế tác với kiểu dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật. Nhờ đó, phương pháp dán sứ veneer có thể khắc phục hiệu quả những khiếm khuyết về răng miệng mà mọi người có thể gặp phải như:
– Răng hô, móm nhẹ
– Răng khấp khểnh nhẹ
– Răng thưa, hở kẽ
– Răng có hình dạng xấu
– Răng ngả màu, ố vàng
– Răng sứt mẻ…
Lợi ích lớn nhất của dán sứ chính là giúp mọi người sở hữu hàm răng thẩm mỹ nhưng không xâm lấn quá nhiều, bảo tồn tối đa răng thật. Bên cạnh đó, răng sứ veneer còn có thể giúp mọi người ăn uống thoải mái mà không sợ sứt, mẻ bởi được chế tác từ các chất liệu cao cấp hàng đầu.
2. Tuổi thọ của dán sứ veneer được bao lâu?
Tuổi thọ của mặt dán sứ có thể duy trì từ 10-20 năm hoặc thậm chí là lên tới hơn 20 năm nếu được chăm sóc một cách khoa học.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của mặt dán sứ theo các chuyên gia nha khoa chính là:
– Chất liệu mặt dán sứ: Các chất liệu cao cấp như sứ, titan, kim loại, kim loại quý… có thể chịu lực lớn, bảo toàn khả năng ăn nhai của mọi người vượt trội hơn cả răng thật. Nhờ đó, chất liệu càng cao cấp, càng chắc chắn thì càng giúp cho răng sứ có tuổi thọ càng cao, độ bền càng lớn.
– Chất lượng keo dán nha khoa: Keo dán nha khoa có vai trò là một chất kết dính, cố định vị trí của mặt dán sứ trên răng thật. Keo dán nha khoa được sử dụng phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn đối với sức khỏe răng miệng để duy trì sự ổn định của mặt dán sứ trên răng thật trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Sử dụng keo dán kém chất lượng không chỉ là tác nhân gây ra các bệnh lý về nha chu mà còn làm tổn thương răng thật và khiến mặt dán sứ dễ bong trong quá trình sử dụng.
– Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao sẽ xác định chính xác tình trạng răng miệng của từng người để đưa ra kế hoạch phục hình phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ có chuyên môn cũng sẽ thực hiện dán sứ một cách chuyên nghiệp, đảm bảo sự chính xác trong quá trình gắn mặt sứ và sự thoải mái cho mọi người trong quá trình sinh hoạt.
– Trang thiết bị y tế hiện đại: Chính là công cụ đắc lực để các bác sĩ có thể tiến hành dán sứ veneer một cách hoàn hảo, chính xác lên răng thật của mọi người. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc hiện đại có thể góp phần tối ưu thời gian, đảm bảo an toàn cho mọi người trong quá trình phục hình.
– Chăm sóc răng miệng đúng cách: Giúp bảo vệ răng một cách hoàn hảo, ngăn ngừa bệnh lý và các tác nhân có thể làm tổn thương răng thật hay làm suy giảm độ bền của mặt dán sứ.
Bởi vậy, việc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để phục hình răng miệng là vô cùng cần thiết, giúp bạn có thể sở hữu hàm răng đẹp hoàn hảo và sự an toàn đối với sức khỏe của bản thân.
3. Chăm sóc răng dán sứ đúng cách
Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách là cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ của răng dán sứ. Do đó, bạn cần nhớ:
– Đánh răng hằng ngày với tần suất từ 2-3 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc buổi tối trước khi đi ngủ…
– Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước có thể hỗ trợ làm sạch kẽ răng, nơi mảng bám, thức ăn thừa dễ bị mắc lại mà khó làm sạch chỉ với việc chải răng thông thường.
– Súc miệng đều đặn bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch súc miệng có thể làm sạch khoang miệng.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng các dưỡng chất thiết yếu, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây.
– Hạn chế ăn những thức ăn quá dai cứng, cay nóng, thức ăn chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit cao.
– Không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể cũng như dễ gây ra bệnh lý nha khoa.
– Lấy cao răng thường xuyên và chủ động khám sức khỏe răng miệng định kỳ để ngăn ngừa hoặc điều trị sớm bệnh lý nha khoa.
Tuổi thọ của răng dán sứ veneer được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chất lượng mặt dán sứ, tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật phục hình… Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách cũng sẽ góp phần lớn trong việc bảo tồn và kéo dài tuổi thọ cho răng. Do vậy, mỗi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hàm răng.