Trồng răng sứ không chỉ giúp chúng ta đảm bảo tính thẩm mỹ trong hàm răng, thay thế răng cũ không thể phục hồi mà còn duy trì chức năng ăn nhai thông thường. Có thể nói, hình thức này là bước tiến nổi bật trong nha khoa. Vậy, cần hiểu đúng về làm răng sứ như thế nào? Khi nào nên trồng và cách tiến hành ra sao? Cùng TCI khám phá những thông tin về dịch vụ trồng sứ này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu sơ lược về trồng răng sứ
1.1. Trồng răng sứ là gì?
Trồng răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ tiên tiến sử dụng mão răng sứ được chế tác từ vật liệu cao cấp thay thế cho răng thật bị hư hỏng, mất đi. Mão răng sứ có màu sắc, hình dáng giống hệt răng thật, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách tối ưu.
1.2. Ai nên trồng răng sứ?
Kỹ thuật này được từ lâu được coi là giải pháp cho những người bị mất răng hoặc có vấn đề về răng miệng. Thông thường, những đối tượng sau đây thường được khuyến khích nghĩ đến vấn đề trồng sứ:
– Răng bị sâu, sứt mẻ, vỡ nứt nặng không thể điều trị bằng các phương pháp khác
– Thiếu răng bẩm sinh
– Răng không thể phục hồi
– Răng bị chết tủy
– Mất răng
Ngoài ra, nhiều trường hợp khác cần phục hình răng cũng thường lựa chọn hình thức này nhằm tạo nên hình dáng khuôn hàm nguyên vẹn, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ thông thường.
1.3. Ưu điểm trồng răng sứ
Việc trồng răng sứ hiện nay khá phổ biến. Đồng thời, các hình thức, phương pháp trồng răng ngày càng thể hiện được những ưu điểm vượt trội so với các hình thức cũ.
– Đảm bảo chức năng ăn nhai: Với độ bền cao và khả năng chịu lực tốt của răng sứ, việc nhai thức ăn của chúng ta gần như được khôi phục hoàn toàn.
– Bảo tồn răng thật: Răng sứ hỗ trợ việc ăn nhai, đồng thời không ảnh hưởng, xâm lấn đến các răng khác.
– Tuổi thọ lâu dài: Chúng ta có thể sử dụng răng sứ nhiều năm. Đặc biệt, một số hình thức trồng sứ hiện nay còn có thể có tuổi thọ hàng chục năm.
– Cải thiện sức khỏe răng miệng: Răng sứ giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, hạn chế nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
– Tính thẩm mỹ: Răng sứ sở hữu màu sắc tự nhiên, khó phân biệt với răng thật, mang lại nụ cười rạng rỡ, tự tin.
2. Các hình thức trồng răng sứ
Có nhiều hình thức giúp bạn bù đắp những khiếm khuyết trên hàm răng. Trong đó, 3 hình thức tạo răng sứ đang rất được ưa chuộng hiện nay:
2.1. Phương pháp cầu răng
– Phương pháp: Sử dụng 2 mão sứ để làm trụ đỡ cho 1 mão sứ chính, thay thế cho răng đã mất.
– Ưu điểm:
+ Chi phí không cao.
+ Tính thẩm mỹ tốt.
+ Thời gian thực hiện nhanh.
– Nhược điểm:
+ Mài nhỏ 2 răng khỏe mạnh làm trụ đỡ.
+ Chịu lực không quá lớn.
+ Không ngăn được biến chứng tiêu xương ở những người mất cả răng và chân răng
2.2. Trồng hàm răng sứ giả tháo lắp
– Phương pháp: Sử dụng khung kim loại hoặc nhựa để gắn các mão sứ, có thể tháo lắp dễ dàng.
– Ưu điểm:
+ Chi phí rẻ.
+ Thực hiện đơn giản, nhanh.
– Nhược điểm:
+ Cảm giác vướng, khó chịu.
+ Ảnh hưởng việc phát âm.
+ Sức nhai không bằng răng thật
+ Tồn tại khả năng tiêu xương hàm theo thời gian.
2.3. Trồng răng sứ Implant
– Phương pháp: Cấy trụ Implant vào xương hàm để làm trụ đỡ cho mão sứ, thay thế cho răng đã mất.
– Ưu điểm:
+ Tương thích cao với cơ thể, như răng thật.
+ Chức năng ăn nhai duy trì gần như răng thật.
+ Ngăn ngừa tiêu xương hàm.
+ Tuổi thọ lâu dài.
– Nhược điểm:
+ Chi phí cao nhất trong các phương pháp tạo răng sứ.
+ Thời gian thực hiện lâu hơn.
+ Cần đủ điều kiện về sức khỏe để cấy ghép Implant.
3. Quy trình trồng răng sứ
Mỗi cơ sở và các hình thức trồng răng sứ khác nhau sẽ có những bước làm khác nhau. Nhìn chung, quy trình trồng sứ cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:
– Khám và tư vấn: Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám, chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng miệng và tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp nhất.
– Chuẩn bị răng: Cần đảm bảo việc loại bỏ bệnh lý răng miệng và làm sạch răng miệng trước các kỹ thuật trồng răng. Đồng thời, với các phương pháp cầu răng sứ, cần gây tê và mài răng. Trong khi đó, vớ phương pháp trồng răng implant, cần tiến hành cấy ghép đặt trụ phù hợp với người bệnh.
– Lấy dấu răng: Dựa trên thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ lấy dấu răng chính xác để chế tác mão sứ. Trước đó, quá trình vệ sinh răng cũng cần củng cố và tiến hành.
– Gắn mão sứ tạm thời: Sau khi lấy dấu răng, các cơ sở nha khoa sẽ tiến hành chế tác mão sứ. Mão sứ tạm thời được gắn để bảo vệ cùi răng trong thời gian chờ đợi mão sứ vĩnh viễn.
– Chế tác mão sứ vĩnh viễn: Mão sứ vĩnh viễn được chế tác tinh xảo từ vật liệu cao cấp, đảm bảo độ thẩm mỹ và chức năng tối ưu.
– Gắn mão sứ vĩnh viễn: Bác sĩ sẽ gắn mão sứ vĩnh viễn vào cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng, hoàn tất quy trình trồng răng.
Ngoài ra, cần chăm sóc, bảo quản răng sứ phù hợp, đúng cách bằng việc vệ sinh đúng cách, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Một vài lưu ý khi trồng răng sứ
Trồng răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến, mang lại nhiều lợi ích như phục hồi chức năng ăn nhai, cải thiện nụ cười và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình trồng sứ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
4.1. Lựa chọn nha khoa
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng và hiệu quả của việc trồng răng sứ. Cần chú ý rằng, trồng sứ là dịch vụ có giá thành ở mức cao so với các dịch vụ thông thường. Chính vì thế, hãy lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tin sẽ là điều cần thiết để bạn không “đầu tư” rủi ro.
4.2. Tham khảo bác sĩ trước khi trồng răng
Việc thăm khám ban đầu giúp các bác sĩ nha khoa đánh giá tình hình răng miệng cũng như phương pháp và cách tiến hành phù hợp. Bên cạnh sự cân nhắc, ưu tiên tài chính của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra lựa chọn tối ưu và giải đáp mọi thắc mắc và băn khoăn về quá trình trồng răng sứ.
4.3. Lựa chọn loại răng sứ phù hợp
Bên cạnh phương pháp, có nhiều loại răng sứ khác nhau với ưu nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp dựa trên tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của bạn.
4.4. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi trồng răng sứ
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như duy trì trạng thái bền bỉ của răng sứ được trồng, cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách, khám nha định kỳ tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp.
4.5. Một số lưu ý khác
Cần tránh các thói quen ảnh hưởng đến răng miệng như hút thuốc lá, nhai kẹo cao su, nghiến răng,… Đồng thời, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi trồng răng sứ. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu gặp bất kỳ vấn đề nào sau khi làm răng sứ như đau nhức, ê buốt, chảy máu,…
Nhìn chung, trồng răng sứ là kỹ thuật nha khoa được đánh giá rất cao trong việc sửa chữa các khiếm khuyết liên quan đến việc hỏng răng, mất răng, răng không thể phục hồi. Hiện nay, có nhiều phương pháp làm răng sứ phù hợp với từng đối tượng, nhu cầu khác nhau. Để an tâm chọn lựa cho mình hình thức trồng sứ phù hợp, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín và thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ về việc trồng răng, tái khám cũng như chăm sóc răng đúng cách. Đây cũng là cách giúp bạn an tâm sở hữu hàm răng chắc khỏe, cứng cáp và lâu bền.