Triệu chứng và nguyên nhân viêm thanh quản ở trẻ nhỏ?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở thanh quản, khí quản, phế quản của trẻ. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Vậy triệu chứng của bệnh là gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin và tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Theo thống kê, có khoảng 3% trẻ nhỏ bị mắc viêm thanh quản mỗi năm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên do là ở độ tuổi này, khí quản và đường hô hấp của trẻ nhỏ hơn và chúng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Trẻ có thể mắc bệnh này nhiều lần đặc biệt là mùa thu và mùa xuân.

1.1 Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm thanh quản thường có biểu hiện là ho sặc sụa, trẻ có thể bị chảy nước mũi, sốt từ 38 đến 39 độ C trong một vài ngày trước khi bắt đầu có dấu hiệu ho.

– Trẻ phát ra âm thanh khò khè khi hít vào hoặc thở ra.

– Có họng bị khàn.

– Ngực của trẻ phập phồng trong quá trình hô hấp.

– Trẻ có thể sốt cao lên đến 40 độ C.

– Các triệu chứng này có thể nặng hơn vào ban đêm, kéo dài từ 3 đến 7 ngày, thậm chí là 2 tuần.

Các triệu chứng trên có thể được gây ra bởi các vấn đề khác liên quan đến thanh quản. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến viện để khám xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ.

1.2 Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm thanh quản ở trẻ là do virus xâm nhập và tấn công vào thanh quản của trẻ. Có nhiều virus gây ra, kể cả virus đường hô hấp, virus gây ra bệnh sởi… đôi khi bệnh cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn.

Do đó để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của trẻ, lịch sử bệnh để từ đó tìm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm thanh quản có thể lây qua đường hô hấp, đồng thời, bệnh cũng có thể lây lan qua việc trẻ chạm tay hoặc mũi vào bề mặt đã bị ô nhiễm. Do đó, cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh.

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở thanh quản, khí quản, phế quản của trẻ. Đây là khá phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở thanh quản, khí quản, phế quản của trẻ. Đây là khá phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

2. Bệnh viêm thanh quản gây ra những biến chứng gì?

Viêm thanh quản ở trẻ thường không kéo dài quá 3 ngày, tuy nhiên ở một số trường hợp, trẻ bị viêm thanh quản nặng có thể kéo dài đến 2 tuần và dẫn đến nhiễm trùng tai, nguy hiểm hơn là viêm phổi.

Nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến hẹp đường hô hấp và làm cho trẻ khó thở. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến viện để được can thiệp và điều trị sớm.

Biến chứng của viêm thanh quản ở trẻ đó có thể dẫn đến hẹp đường hô hấp và làm cho trẻ khó thở.

Biến chứng của viêm thanh quản ở trẻ đó có thể dẫn đến hẹp đường hô hấp và làm cho trẻ khó thở.

3. Những lưu ý khi điều trị viêm thanh quản ở trẻ?

– Nếu trẻ khi bị viêm thanh quản có chuyển biến tốt sau 1 vài ngày thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, tình trạng bệnh trở nên nặng thì cha mẹ cần phải lưu ý để điều trị kịp thời cho trẻ.

– Cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị mất nước hoặc thiếu nước. Việc khuyến khích cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng đầu sẽ tốt hơn cho trẻ nằm vì trẻ sẽ dễ thở hơn.

– Việc cho trẻ xông hơi nước vào mũi thường được cha mẹ áp dụng cho trẻ để giảm cảm giác khó chịu nhưng chưa có bằng chứng khoa học để chứng minh nó tốt thực sự.

– Cha mẹ có thể sử dụng vòi nước nóng trong phòng tắm để nước chảy và đóng cửa phòng tắm để giữ hơi nước sau đó cho trẻ đứng trong đó để hít thở hơi nước sẽ làm cho trẻ dễ chịu hơn nhưng trẻ cần có sự giám sát của cha mẹ bên cạnh, đề phòng trẻ nghịch nước nóng, dễ bị bỏng.

– Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về để điều trị từng triệu chứng của trẻ bởi như thế về sau quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.

– Nếu trẻ có các hiện tượng bất thường như: ngất xỉu, không thể tự thở, da ở vùng miệng có màu xanh hoặc xung quanh cổ, lồng ngực của trẻ co rút lại… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu. Các bác sĩ sẽ xử lý để giúp trẻ có thêm oxy bằng cách sử dụng ống dẫn oxy cho trẻ thở dễ dàng. Sau đó, các bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách tiêm hoặc cho trẻ uống thuốc. Nếu tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, bác sĩ sẽ dùng ống dẫn vào khí quản của trẻ để giúp trẻ thở dễ dàng.

khi trẻ có những dấu hiệu bất thường của viêm thanh quản, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường của viêm thanh quản, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc phòng tránh bệnh viêm thanh quản cho trẻ nhỏ là hết sức cẩn thiết do những biến chứng mà bệnh có thể gây ra cho trẻ. Do đó để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh; tránh trẻ tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm; bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng… Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường của viêm thanh quản, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital