Triệu chứng răng nhạy cảm là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến trong các bệnh lý về răng. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có cảm giác ê buốt và khó chịu khi ăn uống hay tiết trời lạnh. Vậy triệu chứng răng nhạy cảm là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này?

1. Thế nào là răng nhạy cảm?

Răng có cấu tạo gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Ở một chiếc răng bình thường, ngà răng được bao phủ bởi một lớp men răng. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lớp men răng bị mài mòn dần khiến phần ngà răng bị lộ ra. Lúc này, ống thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài như đồ ăn, không khí,… khiến cho dây thần kinh bị kích thích, từ đó dẫn đến cảm giác ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm.

ngà răng lộ ra khiến răng bị nhạy cảm

Khi ngà răng bị lộ ra, ống thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài như đồ ăn, không khí,… khiến cho dây thần kinh bị kích thích, khiến cảm giác ê buốt đau nhức xuất hiện, hay còn gọi là răng nhạy cảm.

2. Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, có thể kể đến như:

2.1 Lượng axit có trong thực phẩm

Khi ăn thường xuyên những đồ ăn chứa hàm lượng axit cao như dưa chua, cam quýt, xoài, cóc…. sẽ dần dần khiến men răng bị mài mòn. Cần hạn chế ăn những thực phẩm này, hoặc nếu không thì nên ăn một miếng phô mai hoặc uống 1 ly sữa ngay sau khi ăn để giảm thiểu được tác hại của axit trên răng.

2.2 Chải răng không đúng cách

Việc tác động lực quá mạnh hay sử dụng bàn chải chất liệu cứng, không đúng kích thước vô hình trung khiến cho răng và nướu bị tổn thương, dẫn đến răng bị ê buốt.

2.3 Tụt nướu

Đây là hiện tượng lộ chân răng do nướu bị co lại, thấy rõ nhất khi người bệnh bị viêm lợi.

viêm lợi là nguyên nhân khiến răng nhạy cảm

Khi bị viêm lợi, lợi sẽ sưng đỏ, chảy máu và tụt xuống, khiến cho răng bị tổn thương và nhạy cảm

2.4 Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý trên răng xuất hiện các lỗ sâu. Khi các lỗ này phát triển sâu vào tuỷ sẽ làm lộ ra các đầu mút dây thần kinh của tuỷ răng, dẫn đến răng bị nhảy cảm.

2.5 Chấn thương

Khi gặp các tác động đến răng sẽ khiến răng bị nứt, gãy, vỡ…Từ đó, ngà răng và tuỷ răng của bệnh nhân sẽ lộ ra, gây nên hiện tượng đau nhức.

2.6 Tật nghiến răng

Đây là một thói quen xấu khiến cho men răng ngày càng mòn dần và răng bị nhảy cảm.

3. Triệu chứng răng nhạy cảm

Dưới lớp men răng là lớp ngà răng, chứa rất nhiều siêu vi ống. Bên trong những siêu vi ống này có chứa dịch lỏng. Khi phần ngà răng mất đi lớp bao phủ bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với các đồ ăn, không khí lạnh,…các chất dịch sẽ truyền kích thích đến tác động vào các tế bào thần kinh khiến cho răng bị nhạy cảm, có cảm giác ê buốt, khó chịu, dẫn đến tâm lý ngại tiếp xúc với đồ ăn, thể lực giảm sút do không nạp đủ chất dinh dưỡng.

triệu chứng răng nhạy cảm

Triệu chứng điển hình của tình trạng răng nhạy cảm là cảm giác ê buốt hay đau nhức khi ăn những đồ chua, cay, ngọt, nóng hay khi hít không khí lạnh khiến người bệnh rất khó chịu

4. Điều trị và phòng ngừa răng nhạy cảm

Để điều trị và phòng ngừa tình trạng răng nhạy cảm, cần lưu ý một số điều như:

– Thực hiện chải răng miệng đúng cách thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

– Dùng bàn chải có kích thước phù hợp và chất liệu mềm, nên thay bàn chải khoảng 2 – 3 tháng/lần.

– Hạn chế ăn những đồ ăn, thức uống có chứa lượng đường hay axit cao.

– Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa thành phần là flo, giúp răng thêm chắc khoẻ và đẩy lùi tình trạng nhạy cảm.

– Nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ, cần tham khảo ý kiến của các nha sĩ để sử dụng miếng bảo vệ răng vào ban đêm.

– Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo tình trạng răng miệng khoẻ mạnh.

– Nếu răng bị ê buốt nặng, đã áp dụng những cách trên nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng răng nhạy cảm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Khi răng bị ê buốt, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám

Nếu răng bị ê buốt nặng, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng răng nhạy cảm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn triệu chứng răng nhạy cảm và những thông tin hữu ích xoay quanh tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với các bác sĩ nha khoa có chuyên môn để được giải đáp nhanh và chính xác nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital