Khi gan có vấn đề, người bệnh dễ dàng nhận biết sớm thông qua biểu hiện bất thường trên da, mắt, hơi thở, nước tiểu. Do đó, tất cả mọi người cần theo dõi sát sao các triệu chứng khác lạ của cơ thể để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển âm thầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Lưu ý các triệu chứng khi gan có vấn đề bất thường
1.1. Khi gan có vấn đề gây ra cảm giác không có cảm giác thèm ăn, buồn nôn
Buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng đều là những triệu chứng cảnh báo bệnh gan. Nguyên nhân do gan hoạt động kém hiệu quả dẫn tới quá trình sản xuất túi mật không đảm bảo. Dịch mật to tế bào gan sản xuất giúp tiêu hóa chất béo chúng ta hấp thụ, khi thiếu lượng dịch mật thì chất béo không thể tiêu hóa hết gây buồn nôn, chán ăn.
1.2. Khi gan có vấn đề gây ra triệu chứng đau tức hạ sườn bên phải
Khi mắc các bệnh về gan, người bệnh thường đau tức hạ sườn phải. Nguyên nhân là do vùng hạ sườn phải tương ứng với vị trí của gan. Một số bệnh gan khiến cơ quan này thay đổi về kích thước, làm gan to hơn và kích thích bao gan, từ đó gây đau ách hạ sườn bên phải.
1.3. Đầy bụng
Đầy bụng là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đầy bụng do bệnh gan thường nghiêm trọng hơn. Nếu mắc các bệnh về gan, ở giai đoạn đầu người bệnh thường đầy bụng, khó tiêu, chán ăn kết hợp táo bón hoặc tiêu chảy.
1.4. Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt
Ngứa, nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng giải độc của gan kém hiệu quả.
1.5. Mệt mỏi kéo dài, thường xuyên
Mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo gan đang suy yếu. Mệt mỏi do bệnh gan là do sự tích tụ chất độc khiến gan giảm khả năng dự trữ glucose nên cơ thể dễ hạ đường huyết, chán ăn, ăn không ngon nên gây ra tình trạng mệt mỏi.
1.6. Vàng da, vàng trong mắt
Vàng da, vàng mắt cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do gan không chuyển hóa và thải được sắc tố mật (tên gọi là bilirubin). Khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin tự do dư thừa trong máu không thể chuyển hóa nên không được đào thải ra ngoài, nó ngấm vào tổ chức mỡ dưới da và khiến người bệnh vàng da, vàng mắt.
1.7. Nước tiểu đậm màu
Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường có thể do:
– Chế độ ăn uống
– Dùng một số loại thuốc
– Do uống không đủ nước
Tuy nhiên nếu nước tiểu sẫm màu đi kèm triệu chứng phân có màu trắng thì chứng tỏ gan đang có vấn đề. Đây thường là biểu hiện của tình trạng bệnh lý gan cấp nên cần thăm khám và điều trị sớm.
1.8. Phân thay đổi màu sắc
Màu sắc của phân do sắc tố mật tạo nên. Nếu phân có màu nhạt, nguyên nhân nằm ở đường dẫn mật, tắc mật khiến mật khó xuống đường tiêu hóa. Nếu phân có màu đen thì có thể do bệnh gan đã tiến triển nặng gây xuất huyết tiêu hóa.
1.9. Lòng bàn tay đỏ (bàn tay son)
Lòng bàn tay đỏ rực hay còn được gọi là dấu hiệu bàn tay son. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan dễ nhận thấy. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tăng bất thường trong máu. Theo một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/4 người bị xơ gan xuất hiện tình trạng này.
1.10. Xuất huyết trên da, niêm mạc
Gan là cơ quan thực hiện tổng hợp một số yếu tố đông máu. Vì thế, khi gan có vấn đề thì việc tổng hợp các yếu tố đông máu này bị gián đoạn. Từ đó tăng nguy cơ xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, biểu hiện bằng:
– Bầm tím không rõ nguyên nhân
– Rong kinh
– Đi ngoài ra máu
2. Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh gan
Hầu hết các dấu hiệu cảnh báo bệnh gan thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn ở giai đoạn sớm. Do vậy mà nhiều người thường bỏ qua, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng. Theo chuyên gia, ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nêu trên, người bệnh cần thăm khám và điều trị các bệnh lý nếu có.
Tùy thuộc người bệnh mắc phải bệnh gan nào và mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, cụ thể là:
– Thuốc: thường được chỉ định điều trị các bệnh gan do nhiễm virus.
– Thay đổi lối sống: bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tránh uống rượu, hạn chế chất béo, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, tập luyện và sinh hoạt điều độ.
– Ghép gan: khi bệnh tiến triển nặng, ghép gan là phương pháp cuối cùng để cải thiện chức năng gan, cứu sống người bệnh.
3. Làm thế nào để bảo vệ gan, phòng ngừa bệnh gan?
Nhóm bệnh gan đều rất nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa từ sớm với các biện pháp hữu ích sau đây:
– Kiểm soát việc uống rượu bia, đồ uống có cồn
Tần suất phù hợp là tối đa 1 ly/ngày với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới.
Phụ nữ uống hơn 8 ly/tuần và nam giới hơn 15 ly/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn tình trạng lây nhiễm virus viêm gan
– Lựa chọn cơ sở xăm hình, xỏ khuyên, sơn móng tay uy tín, an toàn để tránh nguy cơ mắc bệnh gan
– Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm dưới mọi hình thức
– Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B, … định kỳ để bảo vệ bản thân
– Chỉ dùng thuốc theo đơn và sử dụng khi thực sự cần thiết. Uống đúng liều lượng cho phép. Không trộn lẫn rượu và thuốc
– Rửa tay kỹ trong quá trình chế biến thức ăn và trước khi ăn
– Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để thừa cân, béo phì
– Xây dựng chế độ ăn tốt cho gan từ nguồn thực phẩm như: rau họ cải, quả mọng, các loại hạt, cá béo, thịt nạc, …
– Luôn sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn
– Tăng cường vận động, tập luyện đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch
Trên đây là những triệu chứng bệnh gan điển hình cùng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này, người bệnh có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phát hiện bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe.