Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt xuất huyết có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, có giảm tiểu cầu. Vậy, trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Đây là thông tin bố mẹ nhất định phải biết. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ những thực phẩm trẻ nên ăn để hạn chế nguy cơ giảm tiểu cầu khi sốt xuất huyết, đọc ngay bố mẹ nhé!

1. Tại sao bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết có thể làm giảm tiểu cầu?

Có ba loại tế bào máu, tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu đó (hai loại còn lại là hồng cầu và bạch cầu). Thông thường, số lượng tiểu cầu của chúng ta luôn dao động trong khoảng 150 – 450 nghìn/microlit máu. Nguồn cung cấp tiểu cầu trong tủy xương thường được bổ sung liên tục bởi cơ thể.

Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 150 nghìn/microlit máu. Sở dĩ khi sốt xuất huyết, trẻ có thể bị giảm tiểu cầu là bởi khi đó, virus Dengue sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, bám vào tiểu cầu và nhân lên; sau đó, tiểu cầu dính virus Dengue sẽ tiêu diệt các tiểu cầu bình thường.

Có ba loại tế bào máu, tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu đó.

Số lượng tiểu cầu của chúng ta luôn dao động trong khoảng 150 – 450 nghìn/microlit máu.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng giảm tiểu cầu là gì?

Tình trạng giảm tiểu cầu chỉ có thể được nhận biết khi số lượng tiểu cầu đã giảm cực kỳ thấp. Cụ thể, chúng bao gồm: Chảy máu kéo dài ngay cả với những vết thương nhỏ, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu máu, đi ngoài phân máu (phân có thể đỏ hoặc đen), kinh nguyệt nhiều, da xuất hiện các chấm xuất huyết, các vết bầm tím,…

3. Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì để dự phòng tình trạng giảm tiểu cầu?

Ăn uống có thể cải thiện số lượng tiểu cầu ở trẻ sốt xuất huyết. Dưới đây là một số thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết ăn để hạn chế tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết:

3.1. Rau xanh giàu Vitamin K

Rau xanh chứa Vitamin K – một loại Vitamin cần thiết cho cơ thể sản xuất Protein, hỗ trợ quá trình đông máu, tăng tiểu cầu. Theo Hiệp hội Hỗ trợ rối loạn tiểu cầu Pakistan, những người bổ sung Vitamin K cải thiện rõ rệt số lượng tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu lần lượt là 27% và 32%. Các loại rau xanh chứa nhiều Vitamin K trẻ sốt xuất huyết nên ăn để tăng tiểu cầu là rau cải thìa, rau chân vịt, rau cải xoăn, bông cải xanh,….

Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì để dự phòng tình trạng giảm tiểu cầu?

Bông cải xanh chứa Vitamin K.

3.2. Trái cây giàu Vitamin C

Trái cây có múi như chanh, cam, bưởi chứa nhiều Vitamin C – một loại Vitamin rất cần thiết cho chức năng của tiểu cầu. Chính vì vậy, bổ sung Vitamin C có thể giúp cơ thể tăng tiểu cầu đồng thời giúp tiểu cầu hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, trái cây có múi còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt – khoáng chất cần thiết cho sự tổng hợp các tế bào hồng cầu cũng như các tế bào tiểu cầu. Ngoài trái cây có múi, một số trái cây khác cũng rất giàu vitamin C bố mẹ có thể tham khảo là: Ổi, kiwi, lựu, dâu tây,…

3.3. Thực phẩm giàu sắt

Như đã chia sẻ phía trên, sắt rất cần thiết cho sự tổng hợp các tế bào tiểu cầu. Tăng tiêu thụ sắt có thể tăng tiểu cầu một cách tự nhiên vô cùng hiệu quả. Các thực phẩm giàu sắt trẻ sốt xuất huyết nên ăn để hạn chế nguy cơ giảm tiểu cầu là thịt bò, hạt bí ngô, đậu lăng,…

3.4. Thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D là khoáng chất không thể thiếu đối với một cơ thể có hệ miễn dịch, hệ thần kinh trung ương và hệ cơ – xương khớp tốt. Bởi thế, Vitamin D cũng rất quan trọng đối với tiểu cầu. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Mỹ cũng chỉ ra rằng Vitamin D có ý nghĩa cực kỳ lớn với các tế bào tủy xương – tế bào sản sinh tiểu cầu và các tế bào máu bình thường khác. Mặc dù tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp cơ thể sản sinh Vitamin D nhưng đây là phương pháp bổ sung Vitamin D cho cơ thể không phù hợp với trẻ sốt xuất huyết. Chính vì vậy, bố mẹ hãy cho trẻ ăn những thực phẩm giàu Vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, sữa và sữa chua,…

Vitamin D có ý nghĩa cực kỳ lớn với các tế bào tủy xương - tế bào sản sinh tiểu cầu và các tế bào máu bình thường khác.

Bố mẹ hãy cho trẻ ăn những thực phẩm giàu Vitamin D như sữa và sữa chua,…

3.5. Thực phẩm giàu Folate

Folate hay Vitamin B9 là một Vitamin có khả năng hỗ trợ sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh. Nó xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, như đậu phộng, đậu mắt đen, đậu tây, nước cam… Ngoài ra folate còn được thêm vào nhiều loại thực phẩm khác dưới dạng Acid Folic,… Để tăng tiểu cầu, bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm này cho trẻ sốt xuất huyết.

4. Xử lý tình trạng giảm tiểu cầu như thế nào?

Ngoài cho trẻ sốt xuất huyết ăn rau xanh, trái cây có múi, thực phẩm giàu sắt, thực phẩm giàu Vitamin D, thực phẩm giàu Folate,…, để dự phòng tình trạng giảm tiểu cầu, bố mẹ cần:

– Cho trẻ uống nhiều nước, bao gồm: Dung dịch Oresol (pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì), nước trái cây (nước dừa và các loại nước trái cây giàu Vitamin C như nước chanh, nước cam, nước bưởi, nước ổi, nước lựu,…), nước lọc.

– Sử dụng Paracetamol (không sử dụng Ibuprofen và Aspirin) để hạ sốt cho trẻ theo một số lưu ý: Thời điểm hạ sốt là khi trẻ sốt trên 38.5 độ C; liều lượng là 10 – 15mg/kg/lần; tần suất là 4 – 6 giờ/lần.

Những trẻ có dấu hiệu giảm tiểu cầu cần được làm xét nghiệm xác định số lượng tiểu cầu và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp tiểu cầu giảm mạnh cần phải nhập viện điều trị và giám sát chặt chẽ, đề phòng những biến chứng nguy hiểm.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu. Để biết thêm các thông tin khác về sốt xuất huyết và biến chứng giảm tiểu cầu của sốt xuất huyết, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital