Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước là một hiện tượng phổ biến, thường gặp. Đây là một bệnh lý gây không ít hoang mang, lo lắng cho tất cả những ai lần đầu làm mẹ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và mẹ nên xử lý như thế nào?

1. Vì sao có hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước?

Rất nhiều phụ huynh lo lắng và thắc mắc rằng trẻ sơ sinh phần lớn chỉ ăn sữa mẹ và sữa công thức, vậy tại sao vẫn bị đi ngoài ra nước? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra nước ở trẻ sơ sinh.

1.1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước do nhiễm rotavirus

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài ra nước, hay còn gọi là tiêu chảy ở trẻ. Khi bị đi ngoài, trẻ thường có biểu hiện sốt, đi ngoài tóe nước nhiều lần hơn bình thường. Bệnh kéo dài từ 3 – 9 ngày nhưng lại mất đến vài ba tuần thì trẻ mới có thể hồi phục cơ thể.

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài ra nước, hay còn gọi là tiêu chảy ở trẻ.

Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài ra nước, hay còn gọi là tiêu chảy ở trẻ.

1.2. Do nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất ở trẻ em và liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các loại vi khuẩn như E.coli, Shigella, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), Salmonella, Campylobacter… gây ra. Tùy theo trẻ bị lây nhiễm loại vi khuẩn nào mà các triệu chứng sẽ khác nhau.

1.3. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng Giardia lamblia có trong nguồn nước hoặc thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Khi trẻ hấp thụ phải loại ký sinh trùng này sẽ bị ảnh hưởng đến việc hấp thu chất béo của cơ thể. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng, phân của trẻ sẽ chứa chất béo, có thể nổi trên mặt nước và có mùi rất hôi. Ngoài ra, trẻ còn có những triệu chứng đi kèm khác như chán ăn, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.

Ký sinh trùng Giardia lamblia có trong nguồn nước hoặc thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước.

Ký sinh trùng Giardia lamblia có trong nguồn nước hoặc thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước.

1.4. Do thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có vai trò giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, đồng thời làm chết các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này gây ra hậu quả là loạn khuẩn đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.

1.5. Do bất dung nạp Lactose

Khi trẻ bị thiếu hụt men Lactase, đường Lactose trong sữa không được tiêu hoá. Chính lượng đường Lactose bị ứ đọng trong ruột đã chuyển thành axit lactic và gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

1.6. Do dị ứng, ngộ độc thức ăn

Trẻ có thể bị đi ngoài do dị ứng với một số loại protein trong thực phẩm. Dị ứng có thể diễn ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ dung nạp. Loại protein dễ gây dị ứng nhất là sữa tươi, trứng (đặc biệt là lòng trắng trứng) và các loại hải sản…

Trẻ có thể bị đi ngoài do dị ứng với một số loại protein trong hải sản.

Trẻ có thể bị đi ngoài do dị ứng với một số loại protein trong hải sản.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước có đáng lo?

Theo các bác sĩ, mức độ nguy hiểm của hiện tượng trẻ đi ngoài ra nước tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của mỗi bé, cũng như nhiều yếu tố khác.

2.1. Trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn

– Đặc điểm màu sắc và kết cấu của phân:

Trẻ sơ sinh khi bú mẹ thường sẽ có màu vàng – xanh, màu xanh đậm, hoặc phân có hạt, màu vàng (hay còn gọi là “hoa cà hoa cải”). Ngoài ra, cũng có một số trẻ đi ngoài phân màu vàng hoặc xanh sáng, hơi lỏng, có bọt, nhớt như tảo biển. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, đây đều là hiện tượng bình thường.

– Tần suất đi ngoài:

Thông thường, trẻ sơ sinh trong tháng đầu có thể “xì xoẹt” mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Sau đó, số lần đi ngoài sẽ ít hơn, còn khoảng 3-4 lần. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vài ba lần trong một ngày nhưng nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì chưa thể coi là bị tiêu chảy được.

<yoastmark class=

2.2. Trường hợp trẻ vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa ngoài hoặc ăn sữa ngoài hoàn toàn

– Đặc điểm màu sắc và kết cấu của phân:

Những trẻ có dùng cả sữa công thức nhưng bị đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày thì có nguy cơ tiêu chảy rất cao. Vì khi uống kèm sữa ngoài, phân trẻ thường sẽ có màu nâu, xanh nâu hoặc vàng nâu. Do đó, nếu mẹ nhận thấy con liên tục đi ngoài ra nước, phân lỏng, có màu vàng, thì cần phải theo dõi thêm số lần con đi ngoài để thông báo với các bác sĩ, cần thiết thì làm xét nghiệm để xem con có bị tiêu chảy hay không.

– Tần suất đi ngoài:

Trẻ ăn sữa công thức khi đi ngoài ra nước với tần suất nhiều hơn 7 – 10 lần một ngày thì mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng để được chẩn đoán đúng bệnh. Bởi nếu trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ dẫn tới mất nước, mất cân bằng điện giải. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gây nguy kịch tới tính mạng trẻ.

<yoastmark class=

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước?

Như đã nêu trên, không phải lúc nào trẻ đi ngoài ra nước cũng đáng lo. Một số trường hợp trẻ bú mẹ đi ngoài ra nước là bình thường và việc đi ngoài này đôi khi cũng giúp con đào thải hết độc tố trong cơ thể.

3.1. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Nếu thấy con đi ngoài ra nước với tần suất nhiều bất thường, mẹ hãy làm theo những gợi ý sau:

– Không vội vàng sử dụng thuốc cho trẻ, hãy cho trẻ bú liên tục để bù nước và thúc đẩy đào thải độc tố.

– Mẹ nên ăn thêm một số loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, táo, chuối… Điều này để sữa mẹ có thêm kháng thể đường ruột cho trẻ.

<yoastmark class=

3.2. Đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn

– Mẹ chú ý thời điểm bé bị đi ngoài: Nếu trẻ đi ngoài ngay sau khi uống sữa công thức hoặc sữa bò thì cần cho trẻ dừng uống sữa ngay.

– Không tự ý cho con dùng thuốc tiêu chảy vì có thể gây tắc ruột do phân không được đào thải ra ngoài.

– Nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ thì mẹ cho trẻ bú liên tục để bù nước.

– Theo dõi số lần bé đi ngoài, nếu nhiều hơn 5 lần/ngày. Đồng thời phân màu vàng, lỏng như nước, phun thành tia. Khi ấy, cha mẹ hãy cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

3.3. Khi nào mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa?

Mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu thấy con có những dấu hiệu sau:

– Con bỏ bú, chơi kém và quấy khóc, không chịu ngủ;

– Phân nhầy, màu đen hoặc có máu;

– Phân có mùi thối bất thường hoặc có mỡ;

– Tình trạng kéo dài hơn 48 giờ;

– Trẻ bị sốt và thường xuyên nôn hơn 12 tiếng;

– Trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, khóc không có nước mắt, mắt trũng, vật vã…)

<yoastmark class=

Bài viết trên đây đã giúp các mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài. Đồng thời, những thông tin trên cũng đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra nước có nguy hiểm không, cũng như hướng dẫn mẹ cách xử lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital