Trẻ nôn nhiều cần điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nôn ói là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Khi trẻ nôn nhiều, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác.

Vậy tình trạng trẻ nôn nhiều cần khắc phục như thế nào, cùng tìm hiểu lời giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều

Nôn là hiện tượng thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực. Trước tiên, muốn khắc phục được tình trạng nôn nhiều ở trẻ thì bố mẹ cần xác định được nguyên nhân. Theo các chuyên gia, tình trạng nôn và buồn nôn ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hiện tượng trẻ nôn nhiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau

Hiện tượng trẻ nôn nhiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau

1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, do đó tình trạng nôn hoặc trớ liên tục có thể xảy ra thường xuyên. Ở một số trường hợp khác, hiện tượng trẻ bị nôn nhiều cũng có thể do một số nguyên nhân như: Cổ họng bị vướng, bị ép ăn quá nhiều…

1.2. Trẻ nôn nhiều là biểu hiện của một số bệnh lý

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng nôn nhiều ở trẻ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

1.2.1. Viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn

Rất khó để phân biệt các bệnh viêm dạ dày do virus, vi khuẩn với ngộ độc thức ăn bởi cả 2 đều có những biểu hiện khởi phát bệnh khá tương đồng như: Trẻ nôn liên từ 5 đến 30 phút/lần trong khoảng từ 1 đến 12 giờ đầu. Tuy nhiên, phụ huynh có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng để phân biệt 2 loại bệnh này.

Nếu như viêm dạ dày do nhiễm virus thường khởi phát đột ngột, tình trạng nôn có thể kéo dài liên tục trong 3 ngày. Bên cạnh đó, trẻ cũng có những biểu hiện như sốt cao và đau bụng hoặc tiêu chảy ở ngày thứ nhất hoặc thứ hai.

Mặt khác, với trường hợp ngộ độc thức ăn, bệnh thường có xu hướng khởi phát từ 2 đến 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Tình trạng nôn nhiều sẽ xuất hiện chỉ sau vài giờ sau khi ăn, nhưng lại không kéo dài quá nửa ngày. Ngoài ra, trẻ cũng không có biểu hiện sốt hoặc tiêu chảy như viêm dạ dày.

1.2.2. Tắc ruột

Tắc ruột là bệnh lý xảy ra khi ruột của trẻ bị xoắn. Tuy đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan bởi tắc ruột rất nguy hiểm và cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của bệnh lý này đó là nôn nhiều, đau bụng dữ dội, ngoài ra bệnh cũng kèm theo một số triệu chứng như: đau bụng liên tục hoặc từng cơn, trẻ nôn ra mật xanh hoặc vàng, da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi…

1.2.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng trẻ sốt cao trong vài ngày kèm theo biểu hiện nôn nhiều, đi tiểu thấy đau rát thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân khác. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên bị nôn nhiều không sốt thì có thể loại trừ nguyên nhân này.

1.2.4. Một số bệnh lý khác

Ngoài ra, nôn nhiều cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: Trào ngược dạ dày thực quản, lồng ruột, hẹp phì đại môn vị…

2. Cách xử lý khi trẻ bị nôn nhiều

Nôn có thể chỉ là biểu hiện sinh lý ở trẻ, tuy nhiên, khi trẻ bị nôn nhiều thì bố mẹ không nên chủ quan mà thay vào đó cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con để có cách xử lý kịp thời. Một số biện pháp bố mẹ có thể áp dụng để bé có thể cải thiện triệu chứng nôn, trớ bao gồm:

2.1. Theo dõi các dấu hiệu khi trẻ bị mất nước

Việc nôn nhiều kèm theo tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước. Với trường hợp mất nước nặng, trẻ thường không đi tiểu trong nhiều giờ kèm theo các biểu hiện: Khóc nhiều, môi khô, mắt trũng sâu, bàn tay và chân lạnh, trẻ mệt mỏi, lừ đừ… Lúc này, tốt hơn hết là bố mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện để được xử lý kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

2.2. Điều chỉnh chế độ ăn

Cảm giác buồn nôn và nôn liên tục có thể khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn, thậm chí là sợ khi phải ăn uống. Chính vì vậy, bố mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho phù hợp.

– Đối với trẻ bú mẹ

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên lưu ý cần chia nhiều cữ bú trong ngày. Bên cạnh đó, mỗi lần bú chỉ cho trẻ bú một lượng sữa vừa phải là để tránh đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ.

– Đối với trẻ lớn hơn

Đối với các bé lớn hơn, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua hoặc các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, phụ huynh lưu ý tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi bị nôn nhiều. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

2.3. Điều chỉnh tư thế nằm

Tình trạng trẻ nôn nhiều nghiêm trọng hơn khi bé nằm, đặc biệt là sau khi ăn xong. Chính vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ gối cao đầu để giúp thức ăn không bị trào ngược lên thực quản, gây tình trạng nôn ói. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ mặc đồ rộng thoáng, tránh mặc quần hoặc mặc áo quá chặt có thể gây áp lực lên bụng khiến trẻ có cảm giác khó chịu.

Những biện pháp kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, trẻ có hiện tượng nôn nhiều cần được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác nguyên nhân cũng như được lên phương hướng điều trị kịp thời.

Phụ huynh cần cho trẻ gối cao đầu để giúp thức ăn không bị trào ngược lên thực quản, gây nôn ói

Phụ huynh cần cho trẻ gối cao đầu để giúp thức ăn không bị trào ngược lên thực quản, gây nôn ói

3. Trẻ nôn nhiều khi nào cần đến bệnh viện?

Ngoài ra, nếu như trẻ có xuất hiện triệu chứng dưới đây thì bắt buộc phải được cấp cứu ngay lập tức:

– Trẻ mất nước nghiêm trọng

– Trẻ nôn thức ăn kèm dịch mật có màu xanh hoặc máu màu đỏ, nâu

– Trẻ nôn liên tục trong 24 giờ

– Trẻ lừ đừ, khó ăn hoặc khó hoạt động

– Trẻ sốt trên 38,5 độ C kèm theo đau bụng

– Trẻ bị đau đầu, đau bụng quằn quại.

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám Nhi được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm bé yêu

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám Nhi được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm bé yêu

Trên thực tế, tình trạng trẻ nôn nhiều có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, ở trường hợp trẻ nôn nhiều là nguyên nhân của các bệnh lý thì bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi thăm khám. Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý sơ sinh của trẻ nhỏ uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Không chỉ là nơi quy tụ nhiều bác sĩ đầu ngành với kiến thức và chuyên môn cao, bệnh viện còn gây ấn tượng với thái độ phục vụ tận tâm, ân cần “Thăm khám tận tình”. Khoa Nhi Thu Cúc xứng đáng là lựa chọn hàng đầu được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng “gửi gắm” chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital