Trẻ mút tay đọc ngay để có biện pháp xử trí hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay có thói quen mút tay, ba mẹ cố gắng ngăn cho bé không mút tay mà con vẫn thích mút. Mẹ không hiểu trẻ mút tay có gì hay đâu mà con thích đến vậy? Nhưng khi đọc xong bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn lý do bé thích mút tay đến vậy và sở thích này nếu kéo dài sẽ gây hại như thế nào đến sức khỏe của con. Từ đó mẹ sẽ đưa ra biện pháp xử trí tốt nhất để trẻ giúp trẻ loại bỏ thói quen này.

Nguyên nhân khiến trẻ “khoái” mút tay

trẻ mút tay
Trẻ mút tay có thể do con đang đói hoặc bé cảm thấy căng thẳng, lâu dần sẽ trở thành thói quen mút tay. (ảnh minh họa)

Có thể mẹ chưa biết, trẻ mút tay là con đang biểu lộ cần sự trợ giúp để tìm được cảm giác an toàn khi trẻ phải đối mặt với nhưng căng thẳng, lo lắng khi không có mẹ bên cạnh. Việc trẻ mút tay tạo cho con có cảm giác an toàn, gần gũi như có mẹ bên cạnh an ủi bé. Đây được coi là sở thích “rất đời thường” của con, nó giúp mang lại sự sảng khoái cho bé, giúp bé khôn lớn từng ngày.

Ngoài ra, theo nhận định từ những chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ cho biết: hầu hết trẻ sơ sinh thích mút tay là biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu cần được bú sữa. Việc trẻ đưa ngón tay vào miệng mút sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu như được kich thích tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần với thói quen này nếu như mẹ không có biện pháp điều chỉnh, bé sẽ vẫn mút tay ngay cả khi con không đói, thậm chí đã lớn và thôi bú.

Khi nào thì trẻ “hết” mút tay

Phần lớn trẻ nhỏ rất thích mút tay khi con còn ở lứa tuổi sơ sinh (dưới 1 tuổi), đến khi bé được 1-2 tuổi đa phần con sẽ từ bỏ thói quen này, những sẽ có khoảng 15% trẻ vẫn tiếp tục mút tay cho đến 4 tuổi. Có nhiều trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm hoặc khi con bị căng thẳng vì cảm giác mút tay sẽ giúp bé có cảm giác bình tĩnh, dễ chịu hơn.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.

Những tác hại của việc trẻ mút tay

Đây là một thói quen thường gặp như một bản năng của trẻ, tuy nhiên nếu thói quen này kéo dài sẽ gây rất nhiều bất lợi cho sức khỏe của bé, đó là:

Lây nhiễm virus, vi khuẩn

tác hại của trẻ mút tay
Trẻ mút tay có thể làm lây nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bé. (ảnh minh họa)

Việc trẻ ngậm mút tay khi tay bé chưa được sạch sẽ sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh lý truyền nhiễm do virus, vi khuẩn tấn công qua đường tay-miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và các bệnh lý về đường tiêu hóa,… Việc trẻ mút ngón tay quá sâu sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi con vừa ăn hoặc bú xong.

Tổn thương ngón tay

Những trẻ có động tác mút mạnh và liên tục, thậm chí nhay hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra tổn thưởng vùng da ở ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét ngón tay, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào dưới da và gây viêm da mủ. Mút tay nhiều và trong thời gian dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng bất thường ngón tay.

Biến dạng răng, hàm

trẻ mút tay gây biến dạng răng, hàm
Nếu kéo dài có thể gây biến dạng răng, hàm khiến răng chìa,  hàm hô hoặc móm. (ảnh minh họa)

Nếu trẻ tầm 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn mà trẻ vẫn giữ thói quen mút tay ngoài việc gây mất vệ sinh, dễ lây nhiễm bệnh lý còn có thể gây tổn thương ở răng, hàm bởi các động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy có thể dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm.

Giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay

giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay
Để trẻ từ bỏ thói quen mút tay, mẹ hãy đảm bảo trẻ đã được bú hoặc ăn no và giúp bé quên đi thói quen mút tay bằng cách chơi trò chơi cùng con, với những trẻ lớn mẹ hãy kiên nhẫn khuyên và chỉ ra cho bé những tác hại gây ra cho con. (ảnh minh họa)

Để giúp bé từ bỏ dần thói quen mút tay mẹ, trước tiên mẹ cần cho bé bú đầy đủ để đảm bảo con không bị đói tránh thói quen khi đói con đi tìm tay của mình để mút.

Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, mẹ chỉ cần làm cho trẻ phân tâm cuốn hút con vào một điều gì đó lôi cuốn cho bé vào một trò chơi để con quên đi thói quen mút tay. Khi trẻ căng thẳng, sợ hãi mẹ nên ôm bé, nói chuyện với con hoặc cho con bú, tránh để con tìm tay để mút.

Đối với những trẻ lớn vẫn còn thói quen mút tay, cha mẹ cần kiên nhẫn khuyên trẻ từ bỏ thói quen này bằng việc chỉ ra cho trẻ nguy cơ khiến các virus, vi khuẩn gây bệnh “chui vào bụng con”. Ngoài ra nếu giữ thói quen mút tay con sẽ tự làm biến dạng hình dạng ngón tay của mình và ảnh hưởng đến vẻ của bàn tay cũng như răng, hàm của bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cần nhắc nhở trẻ luôn luôn giữ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay, không nên chấm, mút, bốc thức ăn bằng tay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital