Trẻ em bị viêm tai giữa có nguy hiểm hay không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở các bé. Khi trẻ bị viêm tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể khiến bệnh bị tái phát nhiều lần, dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ những kiến thức liên quan đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ để tìm ra hướng xử lý phù hợp.

1. Tổng quan về căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như điếc, thậm chí là tử vong do xuất huyết não hoặc viêm màng não.

Viêm tai giữa xảy ra khi tất cả hệ thống xương chũm và hòm nhĩ của trẻ bị viêm. Khi mắc bệnh, bên trong hòm nhĩ của con sẽ có dịch, chất dịch này có thể vô trùng hoặc nhiễm trùng. Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc mùa mưa

Viêm tai giữa ở trẻ em được chia thành 2 loại như sau:

– Viêm tai giữa cấp tính thường xảy ra đột ngột và gây ra tình trạng đau tai do tai giữa bị nhiễm trùng hoặc bị viêm. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển sang viêm tai giữa có mủ, thậm chí là ảnh hưởng đến mũi và gây mất thính lực.

– Viêm tai giữa mạn tính thường xảy ra khi các đợt viêm tai giữa cấp tính chưa được điều trị triệt để. Hiện tượng niêm mạc bị tổn thương càng ngày càng nghiêm trọng và có thể gây ra tình trạng chảy mủ bên trong tai.

Hiện nay có rất nhiều trẻ em bị viêm tai giữa

Hiện nay có rất nhiều trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa

2. Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm hay không?

Viêm tai giữa là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và chữa đúng hướng. Sau khi điều trị xong, tình trạng nghe kém của trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, bố mẹ cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ về bệnh viêm tai giữa và đưa con đi khám sớm nhằm hạn chế tối đa biến chứng cho bé.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, không chỉ với tai mà nguy hiểm hơn và biến chứng ở não.

– Trẻ chậm nói và chậm phát triển: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến khả năng nghe của con kém đi. Bé không thể nghe rõ những gì mọi người nói nên không thể nói theo được. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành ngôn ngữ của con.

– Viêm màng não: Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu để lâu có thể chuyển sang thể mạn tính. Đi kèm với đó là những biến chứng vô cùng nguy hiểm như áp xe tai, mất thính lực lâu dài, viêm não hay áp xe não, thủng màng nhĩ, viêm màng não,…

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

3. Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm tai giữa là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm tai giữa. Trong đó đáng chú ý nhất là những nguyên nhân sau đây:

3.1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em thường là do tắc vòi nhĩ. Vì cấu trúc của tai trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công, xâm nhập:

– Một số loại virus và vi khuẩn từ những vật dụng chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể xâm nhập, tấn công vào cơ thể trẻ khi các con vui chơi, cầm nắm đồ vật trên tay.

– Có thể trẻ mắc một số bệnh như cúm, sởi, liên quan đến đường hô hấp trên.

– Trẻ bị dị ứng, mắc phải một số bệnh nhiễm trùng khác hoặc cảm lạnh cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa.

3.2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em

– Do các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập và tấn công.

– Dịch từ hòm nhĩ xuống họng bị ứ lại bên trong tai giữa khiến các vi khuẩn xâm lấn và gây bệnh.

Một số trẻ em không nằm trong nhóm đối tượng trên nhưng vẫn mắc phải bệnh viêm tai giữa. Đó có thể là do cơ địa của các bé, do cấu trúc xương chũm thông nối hoặc độc tố của vi khuẩn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ mắc bệnh viêm xoang, VA,… nếu không được điều trị triệt để cũng nguy cơ phát triển thành viêm tai giữa.

Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm tai giữa, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

Tóm lại, khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thăm khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bố mẹ phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để khỏi hoàn toàn và tránh xảy ra những biến chứng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital