Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên ăn gì để con mau khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Nhiều quan điểm sai lầm cho rằng: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên dừng không cho con bú và bản thân người mẹ, kể cả bé nên “kiêng khem” không nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt nhất là chỉ nên ăn cơm với muối để có “sữa lành” giúp bé mau khỏi. Điều này hoàn toàn không chính xác mà còn gây ảnh hưởng rất đến việc tiết sữa của mẹ và sức khỏe của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên ăn gì?

Những sai lầm trong ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy

sai lầm khi trẻ bị tiêu chảy
Nhiều quan điểm cho rằng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên dừng không cho con bú, đây là một quan điểm sai lầm. (ảnh minh họa)

Dừng không cho con bú

Thực chất việc bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, tăng cường sức đề kháng vì vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bé vẫn cần được bú mẹ, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.

Kiêng sữa chua

Mẹ sợ bé bị tiêu chảy nếu ăn sữa chua sẽ càng khiến con đi ngoài nhiều hơn, tuy nhiên điều trên không hoàn toàn đúng. Mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua vìmột số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Kiêng hoàn toàn đồ tanh

Một số bậc phụ huynh khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ nên hạn chế ăn đồ tanh khi con đang bị tiêu chảy chứ không phải là kiêng khem tuyệt đối.

Việc quá kiêng khem sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, con sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không có sức đề kháng để chống lại các bệnh lý nguy hiểm khác.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

trẻ sơ sinh không nên ăn nhiều đường khi bị tiêu chảy
Không nên cho trẻ sơ sinh ăn nhiều đường khi bé bị tiêu chảy. (ảnh minh họa)

Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn vì chúng làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và phải uống nước đã được đun sôi.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ đang bị tiêu chảy nghĩa là hệ tiêu hóa của con đang “có vấn đề”, vì thế họ chọn cách cho trẻ ăn ít, hoặc nhịn để “ruột được nghỉ ngơi”, mau chóng phục hồi. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn phải được ăn uống như bình thường.

Cần khuyến khích trẻ ăn vì khi bị ốm bé thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn nên mẹ hãy động viên bé. Trẻ nhỏ nên cho ăn 6 làm nhiều bữa. Mỗi bữa nên ăn vừa theo nhu cầu của con. Sau khi bé khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn, thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán. Bổ sung thêm sữa chua cho bé ăn.

Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường. Khi hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ chỉ ăn một số món ăn mà bạn cho là ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ.

Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn.

Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng nên đi thăm khám kịp thời
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ba mẹ nên theo dõi thường xuyên và cho bé đi thăm khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời tránh để bé bị mất nước quá nhiều dễ gây tình trạng suy kiệt. (ảnh minh họa)

Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, ngoài việc cho ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh, nên tăng thêm số bữa ăn và chất lượng mỗi bữa để giúp trẻ mau lại sức. Cần cân đối tỷ trọng phù hợp giữa các chất đạm, béo, bột, đường.

Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng. Đặc biệt, khi trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital