Trẻ bị dịch nhầy mũi đặc khó thoát làm gì để con mau khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Câu hỏi: Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi. Bé nhà tôi 9 tháng tuổi, cháu thường bị dịch nhầy mũi đặc và khó thoát ra, tôi có cho cháu đi điều trị nhưng vẫn không khỏi và bệnh hay tái phát lại nhiều lần. Tôi cũng có dùng các loại thuốc nhỏ và xịt mũi nhưng bệnh vẫn không khỏi, đến nay con vẫn bị tái phát và lại bị thêm viêm tai giữa. Gia đình rất mệt mỏi, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn.

Phùng Thị Dịu (Mỹ Đức – Hà Nội)

Cảm ơn bạn Dịu đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế Thu Cúc của chúng tôi. Với vấn đề trẻ bị dịch nhầy ở mũi đặc và khó thoát ra như bé nhà bạn đang mắc phải thì phải làm thế nào để con mau khỏi, đặc biệt là hạn chế bệnh tái phát gây chứng cho bé. Tôi xin phép được trả lời câu hỏi trên như sau:

trẻ bị dịch nhầy mũi đặc và khô
Trẻ bị chảy dịch nhầy mũi đặc và khô có thể do các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng gây ra. (ảnh minh họa)

Trẻ bị dịch nhầy ở mũi đặc và khó thoát ra là biểu hiện của bệnh gì?

Hệ hô hấp của trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất yếu. Khi bé bị chảy dịch nhầy ở mũi đặc và khó thoát ra biểu hiện trẻ có thể đang gặp các vấn đề về đường hô hấp trên cụ thể là các bệnh về mũi. Cần có sự kết hợp liên khoa giữa Nhi và Tai – Mũi – Họng để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả cho bé.

“Lai rai như tai-mũi-họng” các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng chúng cứ xoay vòng vòng, tái đi, tái lại nếu như không điều trị đúng nguyên nhân. Vì thế không lạ gì nếu như hôm nay bác sĩ này chẩn đoán viêm họng, ngày mai bác sĩ khác lại chẩn đoán viêm tai giữa…

Các ông bố bà mẹ lo lắng cũng rất kiên trì cho con đi khám liên tục, uống đủ các loại thuốc điều này tôi cũng hiểu vì phòng bệnh tiên phát hơn thứ phát, dự phòng chính là cách để làm cho đứa trẻ không bị bệnh. Đặc biệt những bé hay bị tình trạng dị ứng đặc biệt là viêm mũi dị ứng thì rất dễ hay mắc phải các bệnh về tai-mũi-họng.

Với tình huống của con bạn đây là trường hợp khá phổ biến của các bệnh Nhi khi đến thăm khám tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng Thu Cúc. Các trường hợp này thường có các biểu hiện như viêm mũi họng, sau đó có thể có viêm tai hay viêm phế quản, có thể kèm theo các bệnh lý ở phế quản như bệnh hen. Ở góc độ chuyên khoa tai-mũi-họng, lứa tuổi con bạn là lứa tuổi viêm VA. Trong trường hợp bệnh tái diễn nhiều, khi thăm khám có VA quá phát thì chúng ta cũng có thể cân nhắc vấn đề nạo VA vì đấy có thể là ổ nhiễm trùng, khởi phát đầu tiên của các đợt bệnh tái đi tái lại, hơn nữa vị trí đấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bệnh lý viêm tai, tức là cứ sau khi viêm mũi họng lại viêm tai, đôi khi bệnh viêm tai sẽ làm cho các bà mẹ lo lắng hơn rất nhiều.

Chẩn đoán và điều trị khi trẻ bị dịch nhầy ở mũi đặc và khó thoát ra

điều trị trẻ bị dịch nhầy mũi đặc và khô bằng nước nhỏ mũi cần đặc biệt chú ý
Điều trị trẻ bị dịch nhầy mũi đặc và khô bằng nước nhỏ mũi cần đặc biệt chú ý không nên lạm dụng vì có thể gây tổn hại niêm mạc mũi của trẻ. (ảnh minh họa)

Các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng thường liên quan đến nhau và không có các triệu chứng riêng biệt để xác định chính xác nguyên nhân ở bộ phận nào nếu chỉ thông qua các biểu hiện bên ngoài mà không trực tiếp thăm khám với bác sĩ thì rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân. Bé nhà chị bị chảy dịch nhầy ở mũi đặc và khó thoát ra không hẳn là con bị viêm mũi, viêm xoang mà có khi lại do bị viêm họng, viêm VA mà sinh ra cũng nên. Do đó chúng ta phải giải quyết tất cả các vấn đề đó kết hợp với dùng thuốc thì mới giải quyết được tình trạng bệnh của cháu.

Tôi nghĩ anh chị nên đưa cháu đến Thu Cúc với sự kết hợp giữa chuyên khoa Nhi và chuyên khoa tai-mũi-họng để các bác sĩ kiểm tra cho con, để được tư vấn chính xác về nguyên nhân bệnh và cả về  biện pháp dự phòng tiên phát cũng như độ ăn, uống và sử dụng thuốc cho bé.

Khi con bị dịch nhầy, đặc khó thoát ra bé có thể khó thở việc sử dụng một số chất rửa, vệ sinh mũi giúp đường thở của con được thông thoáng là điều cần thiết nhưng ba mẹ phải đảm bảo vệ sinh đúng cách, sử dụng các loại thuốc nhỏ, thuốc rửa mũi đảm bảo an toàn với thể trạng sức khỏe và niên mạc mũi của trẻ. Tránh lạm dụng rửa, xịt quá nhiều gây tổn thương niêm mạc mũi của con, khiến bệnh lâu khỏi mà còn nặng hơn.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tai-mũi-họng cho trẻ

Thăm khám sức khỏe định kỳ Nhi khoa là biện pháp tốt nhất bảo vệ bé khỏi các bệnh
Thăm khám sức khỏe Nhi khoa và sức khỏe Tai-Mũi-Họng định kỳ và nên đưa trẻ đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín khi có các biểu hiện khác thường là biện pháp tốt nhất giúp bé mau khỏi. (ảnh minh họa)
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân và đồ chơi của trẻ
  • Ba mẹ không hút thuốc lá và không nên cho con đến gần khỏi thuốc
  • Đeo khẩu trang bảo vệ đường hô hấp của trẻ khi ra ngoài
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
  • Thăm khám sức khỏe Nhi khoa và sức khỏe Tai-Mũi-Họng định kỳ cho bé
  • Nên đưa con đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín khi có các biểu hiện khác thường

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc rửa mũi khi không rõ nguồn gốc hoặc không được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn Dịu hiểu thêm về vấn đề bé bị chảy dịch nhầy mũi đặc và khó thoát ra thì nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất. Hãy liên hệ đến Hệ thống y tế Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể hơn và đặt lịch thăm khám định kỳ cho con.

Cảm ơn bạn và chúc bé nhà bạn mau khỏi!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital