Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị dị ứng sữa

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa
Các trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa mẹ thường rất hiếm gặp, đa phần là dị ứng với đạm trong sữa công thức hoặc không dung nạp với đường lactose trong sữa công thức. Vậy nguyên nhân, biểu hiện, cách xử trí nào mẹ nên làm khi trẻ bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp với đường lactose trong sữa? Hãy tham khảo các thông tin dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng sữa

nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa

Trẻ có thể bị dị ứng với thành phần đạm ở trong sữa hoặc không dung nạp được đường lactose có trong sữa công thức. (ảnh minh họa)

Phần lớn ở những trẻ bị ứng sữa là do con không chịu được chất đạm trong sữa công thức. Rất hiếm khi trẻ bị dị ứng với sữa mẹ, vì chất đạm trong sữa mẹ gần như là rất an toàn, rất hiếm khi khiến trẻ bị dị ứng với sữa mẹ. Ngoài ra có thể do bé không dung nạp với đường lactose có trong sữa.

Một khi trẻ đã bị dị ứng sữa thì bột làm sẵn có thành phần sữa cũng có thể gây dị ứng. Một số trẻ sau khi bú mẹ xong có thể có biểu hiện dị ứng thì hãy xem xem mẹ có ăn thức ăn với thịt bò không, đó có thể là nguyên nhân khiến bé bị dị ứng.

Các triệu chứng khi trẻ bị dị ứng sữa

triệu chứng dị ứng sữa ở trẻ em

Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Khi bị dị ứng sữa tùy theo từng tình trạng nặng, nhẹ mà trẻ có thể có các biểu hiện sau:

Dị ứng nhẹ: Trẻ nổi mẩn, bú vào là nổi mẩn ngay, nổi ngày càng nhiều; bé đau quặn bụng; tiêu chảy, phân có máu; nôn, đôi khi có thể nôn cả ra máu.

Dị ứng nặng: suy dinh dưỡng nặng; một số trường hợp ho kéo dài.

Cách xử trí khi trẻ bị dị ứng sữa

Phần lớn trẻ bị dị ứng sữa là dị ứng với sữa công thức. Do đó khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện bị dị ứng sữa ba mẹ cần dừng ngay không cho con uống loại sữa đó nữa. Có thể chuyển sang dùng sữa có nguồn gốc đạm thực vật.

Vì chứng dị ứng sữa sẽ giảm dần theo tuổi ở một số trẻ nên bố mẹ vẫn có thể thử cho trẻ uống khi trẻ lớn hơn.

Nếu bé không bú được sữa mẹ, phải bú sữa công thức sớm, mà con lại bị dị ứng đạm trong sữa thì ba mẹ có thể cho con ăn dặm sớm hơn trước 6 tháng tuổi, khoảng 4-5 tháng tuổi cũng được để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho con.

Trẻ bị dị ứng sữa nên được đi thăm khám để các bác sĩ chẩn đoán. Nên lựa chọn cơ sở uy tín để khám cho con vì có một số trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa công thức dễ bị chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài.

xử trí khi trẻ bị dị ứng sữa

Khi trẻ có các dấu hiệu dị ứng sữa ba mẹ nên dừng loại sữa đang sử dụng và nên cho bé đi thăm khám để biết có phải trẻ bị dị ứng sữa hay con gặp phải bệnh lý nào đó về đường tiêu hóa. (ảnh minh họa)

Làm thế nào để biết bé không dung nạp với đường lactose trong sữa?

Nếu sau khi bú từ 30 phút đến khoảng 2 giờ mà trẻ chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay đau bụng thì đó thường là triệu chứng cho thấy trẻ không dung nạp với đường lactose trong sữa. Một số trường hợp tiêu chảy kéo dài sẽ gây thiếu men tiêu đường lactose.

Hơn nữa vì đường lactose rất quan trọng trong việc hấp thu vitamin và phát triển của trẻ, nên chỉ khi mẹ chắc chắn là trẻ không dung nạp với đường lactose (thường là cho trẻ đi khám sẽ biết) thì bố mẹ mới cho bé dùng sữa không lactose. Một thời gian sau đó nên thử cho trẻ dùng lại sữa có đường lactose.

Khi trẻ có các biểu hiện về bệnh lý tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng,… hãy cho con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để các bác sĩ Nhi khoa khám và điều trị tốt nhất cho trẻ. Mọi vấn đề cần được giải đáp hay muốn đặt lịch khám cho con tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, các bậc phụ huynh chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital