Trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Nếu nghiêm trọng sẽ tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ cần sớm phát hiện các triệu chứng của tình trạng này và đi khám để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực hơn.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu.

Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu?

Đây là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày vượt qua lỗ tâm vị tấn công lên thực quản của bà bầu. Đối với mọi người, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến. Với nhiều bà bầu hiện tượng này càng dễ gặp hơn.

Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu. Chúng gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng trào ngược này sẽ tự biến mất sau khi sinh.

Yếu tố nào gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu?

– Do tăng cường nội tiết tố progesterone

Khi chị em mang bầu, cơ thể sản sinh thêm nội tiết tố progesterone (thành phần làm nên nội tiết tố nữ). Nhờ vậy, các cơ tử cung sẽ được giãn nở. Nội tiết tố này cũng làm giãn cửa van dạ dày, khiến một lượng nhỏ axít dạ dày bị tràn ra.

– Do thai nhi lớn gây chèn ép dạ dày, thực quản

Thai nhi lớn dần lên trong thai kì sẽ tạo áp lực ngày càng lớn lên cả dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Điều này làm tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản. Từ đó gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu.

Tình trạng axit bị đẩy lên thực quản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu.

Tình trạng axit bị đẩy lên thực quản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu.

Dầu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu

Khi xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu, chị em sẽ gặp một số dấu hiệu như sau:

  • Nóng rát vùng ngực
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Đau thượng vị
  • Nôn, buồn nôn
  • Khó nuốt
  • Rát cổ, giọng khàn
  • Ho khan
Chị em nên đi khám nếu các triệu chứng tăng nặng, bác sĩ sẽ tư vấn cách ngăn chặn tình trạng này hiệu quả.

Chị em nên đi khám nếu các triệu chứng tăng nặng, bác sĩ sẽ tư vấn cách ngăn chặn tình trạng này hiệu quả.

Cách xử trí khi bị trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu

– Chị em nên đi khám nếu các triệu chứng tăng nặng. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách ngăn chặn tình trạng này hiệu quả.

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Việc chia nhỏ bữa ăn ra giúp tránh việc tạo nhiều a-xít dư thừa trong dạ dày. Tốt nhất một ngày bà bầu nên ăn thành 7-8 bữa nhỏ.

– Tránh các loại thực phẩm có thể gây thêm khó chịu chẳng hạn như thực phẩm quá nhiều gia vị, hương liệu, thức ăn cay, chocolate, trà, cà phê hay những món chiên xào nhiều chất béo bão hòa.

– Ăn chậm rãi, nhai kĩ: Thai phụ nên ăn uống chậm rãi, không vội vã. Nếu nhai qua quít và nuốt vội sẽ làm cho không khí tràn vào nhiều bên trong dạ dày, gây tăng hiện tượng trào ngược.

– Tránh vừa ăn vừa uống: Không nên trộn chung cơm và canh rồi ăn nhanh, hoặc vừa ăn vừa uống sẽ càng gây kích thích sản sinh axít và khiến tình trạng trào ngược xảy ra.

– Vận động cơ thể đều đặn, nhẹ nhàng: Các bà bầu nên vận động thường xuyên, nhẹ nhàng. Trong đó, việc đi bộ rất tốt cho tiêu hóa, làm tăng tốc độ tiêu thức ăn, giảm thiểu nguy cơ sản sinh axít trong dạ dày.

Lưu ý không ăn khi đang nằm. Khi vừa ăn xong, chị em nên đi dạo vài vòng, sau đó ngồi nghỉ trước khi nằm. Bất cứ khi nào có cảm giác khó chịu, mẹ bầu nên ngồi dậy và làm chuyện khác để quên đi cảm giác buồn nôn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital