Trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì? Triệu chứng, điều trị

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày còn gọi với cái tên khác là trào ngược dạ dày thực quản. Ước tính số người đang gặp khó chịu và phiền toái do căn bệnh này gây ra có xu hướng ra tăng nhanh chóng với mọi độ tuổi. Nếu không có hướng điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến biến chứng xấu nhất là ung thư thực quản. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu, biểu hiện, cách chữa.

1. Trào ngược dạ dày được định nghĩa như thế nào?

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch trong dạ dày bao gồm acid HCl, pepsin, men tiêu hóa , thức ăn,… trào ngược lên vùng thực quản từng lúc hoặc liên tục gây ảnh hưởng đến họng và thực quản. Thực quản là ống dẫn các thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. Khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và làm tổn thương niêm mạc mô. Ai cũng sẽ là đối tượng có thể bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, những người béo phì, phụ nữ mang thai, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Phần lớn người mắc trào ngược đều là bệnh lý, làm cho họ bị sút cân, viêm thực quản nặng hơn là tử vong.

2. Mối nguy hiểm mang tên trào ngược dạ dày và biến chứng của nó

2.1 Trào ngược dạ dày – mối nguy hiểm rình rập

Dạ dày tiết ra một loại acid rất mạnh là acid hydrocloric( HCl) chống lại các acid và enzyme làm tổn thương nó. Vì vậy, khi trào ngược dạ dày sẽ khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này, xảy ra thường xuyên sẽ gây tổn thương đến họng, thực quản và tổ chức niêm mạc các mô. 

2.2 Những biến chứng thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày

Nếu chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác điển hình như:

– Hẹp thực quản: biến chứng này làm tắc nghẽn việc vận chuyển thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày. Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt, đau ngực, đau khi nuốt.

– Viêm thực quản: Dạ dày liên tục đẩy acid trào ngược lên thực quản, điều này dẫn đến nhiễm trùng thực quản với các triệu chứng sưng tấy, nóng rát ở thực quản, người bệnh cảm thấy đau khi nuốt. 

– Loét thực quản: khi trào ngược lên thực quản, acid dạ dày sẽ tác động làm mòn mô thực quản. Nếu quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, các vết loét sẽ lan rộng gây chảy máu làm cho bệnh nhân rất đau đớn. 

– Gây bệnh về đường hô hấp: trong khi trào ngược, acid dạ dày sẽ vô tình xâm nhập vào đường thở gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm xoang, hen suyễn,…

– Barrett thực quản: đây là một biến chứng nguy hiểm. Lý do để cho rằng nguy hiểm là nó không hề xuất hiện triệu chứng cụ thế nên rất khó xác định chẩn đoán. 

Bị trào ngược có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tần suất các lần trào ngược, cơ địa của người bệnh và chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt.

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến viêm thực quản gây nguy hiểm

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến viêm thực quản gây nguy hiểm

3. Trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì?

Trào ngược dạ dày nguyên nhân chính bao gồm: 

– Thói quen ăn uống, sinh hoạt: hầu hết trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày đều do thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc sai cách gây ra. Những người thường xuyên ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thiếu rau xanh,… Khi người bệnh ăn quá nhanh quá no khiến dạ dày gặp sự cố có nguy cơ trào ngược cao. 

– Do quá lạm dụng vào thuốc Tây: những thuốc giảm đau,chống viêm, thuốc kháng sinh,.. Những thuốc này đều có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến dạ dày. Việc bạn lạm dụng thuốc Tây có thể làm ra tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

– Làm việc, học tập, hay áp lực cuộc sống khiến căng thẳng thần kinh kéo dài cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày. Khi bạn gặp phải vấn đề căng thẳng stress kéo dài, acid dạ dày bị điều tiết quá mức cùng với đó là sự thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày khiến tâm vị mở rộng dẫn đến trào ngược. Không những thế, căng thẳng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thức ăn không tiêu hóa tồn đọng ở dạ dày sinh hơi làm tăng áp lực cũng khiến tâm vị mở to.

Biến chứng bệnh lý dạ dày như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày,…  làm tổn thương đến dạ dày. Điều này khiến tâm vị bị rối loạn, cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày nguyên nhân có thể là do lạm dụng thuốc, thói quen sinh hoạt hàng ngày,...

Trào ngược dạ dày nguyên nhân có thể là do lạm dụng thuốc, thói quen sinh hoạt hàng ngày,…

4. Các triệu chứng điển hình khi bị trào ngược dạ dày

4.1 Các triệu chứng thường gặp

– Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: đây là là triệu chứng phổ biến dễ nhận biết nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ợ hơi làm giảm lượng khí được sinh ra do thức ăn tích tụ lâu ngày không được tiêu hóa. Ợ nóng hình thành là do acid dịch vị trào lên thực quản. Thông thường, ợ nóng gây đau rát ở vùng ngực. Ợ nóng sẽ đi kèm theo ợ chua khi bệnh nhân ăn no, nằm hoặc cúi người.

– Đau tức ngực và vùng thượng vị: do acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng này làm cho bệnh nhân đau, căng tức khó chịu ở vùng thượng vị và vùng ngực.

– Buồn nôn hoặc nôn: Dạ dày phải co thắt liên tục đẩy thức ăn và acid ra ngoài. Từ đó bạn sẽ thường gặp cảm giác buồn nôn hoặc nôn

4.2 Một số các dấu hiệu khác để nhận biết trào ngược dạ dày

– Chán ăn, miệng đắng hay có vị chua, khó nuốt

– Tiết nhiều nước bọt, hôi miệng

– Ho, khàn tiếng đặc biệt là buổi sáng

– Đau bụng ngay sau ăn, luôn đầy bụng khó tiêu

– Thở khó hay thở khò khè

5. Biện pháp để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả

5.1 Nên làm

– Tăng cường những thực phẩm có tính trung hòa acid như nhóm chứa tinh bột: bột ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,… Chúng giúp hạn chế sự bào mòn lớp dịch acid trong dạ dày.

– Ăn nhiều thức ăn chứa các chất đạm dễ tiêu có trong thịt lợn nạc, thịt thăn,… 

– Bổ sung chất xơ chứa nhiều trong các loại đậu

Thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho người bệnh trào ngược dạ dày

Thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho người bệnh trào ngược dạ dày

– Nên ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua vì trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi. Nó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo ra cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên không nên ăn sữa chua khi đang đói bụng.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian được lưu truyền như nghệ, mật ong,…

– Bạn nên dành thời gian để tập thể dục, thể thao, những bài tập vận động,…

– Đến gặp bác sĩ để chẩn đoán rõ tình trạng của bệnh và các biến chứng kèm theo. Từ đó các chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị kịp thời cho tình trạng bệnh. 

5.2 Không nên làm

– Duy trì các thói quen như ăn quá no, thức khuya, nằm ngay sau khi vừa ăn xong, mặc quần áo chật,…

– Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… 

– Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn chế biến sẵn,…

– Sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống có tính acid cao. Điển hình như đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, các loại quả chua như chanh, quất, dứa,.. 

6. Yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày

– Thừa cân béo phì

– Trong giai đoạn của thai kỳ

– Bị căng phần trên của dạ dày

– Mô liên kết bị rối loạn

– Đầy bụng khó tiêu

Người bệnh nên đến cơ sở y tế để nhận được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Nếu đã từng điều trị rồi nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm cũng cần được thăm khám kịp thời vì rất có thể bệnh đã biến chứng nặng hơn.

Bài viết trên đây hội tụ đủ những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến trào ngược dạ dày nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục. Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng này cũng không quá phức tạp, ai cũng làm được. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm những kiến thức về căn bệnh này. Từ đó bạn sẽ có những biện pháp cải thiện trào ngược dạ dày tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital