Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Cháo là một món ăn quá quen thuộc và thường được sử dụng phổ biến hằng ngày. Món cháo có thể nấu kết hợp với nhiều thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người lại đặt ra câu hỏi rằng “ trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?”. Vậy thì cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.   

1. Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Cháo là món ăn rất tốt và phù hợp cho dạ dày, được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung vào danh sách những món ăn mà người trào ngược dạ dày nên bổ sung. Cháo thường được chế biến dưới dạng lỏng. Nó nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần nhai nhiều và dạ dày dễ dàng xử lý. Từ đó, giúp cơ thể hấp thu và bổ sung năng lượng. Không những vậy, đây còn là món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế gây áp lực lên dạ dày.

Do vậy, trẻ em, người già và những trường hợp có chức năng tiêu hóa kém, đặc biệt những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày rất thích hợp để đưa cháo vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung cháo thay các món ăn cứng giúp người bệnh nhanh chóng giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, đồng thời nuôi dưỡng, cải thiện sức khỏe dạ dày đang bị tổn thương.

Do cháo cũng có tính kiềm nên sẽ giúp trung hòa axit dịch vị dư thừa. Bên cạnh đó, tinh bột có trong cháo còn hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày. Cháo có thể chế biến đa dạng giúp người bệnh khi ăn cháo không cảm thấy bị ngán và bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Vậy có thể kết luận, cháo là món ăn vô cùng phù hợp với người mắc phải chứng bệnh đau dạ dày, trong đó có cả bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết là nên ăn cháo gì phù hợp với tình trạng bệnh và đem lại hiệu quả cao hơn. Cùng tìm hiểu cách chế biến cháo đối với người bị trào ngược ở phần tiếp theo nhé.

Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Cháo được các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung vào danh sách những món ăn mà người trào ngược dạ dày nên bổ sung

2. Các cách chế biến món cháo phù hợp với người trào ngược dạ dày

Nếu bạn chỉ ăn cháo mà không kết hợp với các nguyên liệu khác thì sẽ không thể cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, nếu ăn cháo trắng trong khoảng thời gian dài chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất ngán. Thế nên, bạn hãy chế biến cháo kết hợp với nhiều các loại thực phẩm phù hợp khác dành riêng cho người bị trào ngược dạ dày dưới đây để món ăn trở nên hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng hơn nhé!

2.1. Cháo bí đỏ đậu xanh

Bí đỏ giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng, cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể và nhanh chóng làm lành các vết loét dạ dày. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp bí đỏ, đậu xanh để chế biến thành một món cháo cực thơm ngon và dinh dưỡng dành cho người trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: đậu xanh, gạo nếp, bí đỏ, bột canh hoặc hạt nêm.

– Gọt vỏ bí đỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ. Ngâm đậu xanh loại bỏ vỏ rồi trộn chung với gạo nếp.

– Ninh chín nhừ bí đỏ rồi cho đậu xanh, gạo nếp vào cùng đun sôi.

– Thêm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức được rồi.

Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Bạn có thể kết hợp bí đỏ, đậu xanh để chế biến thành một món cháo cực thơm ngon và dinh dưỡng.

2.2. Cháo long nhãn

Long nhãn thường được dùng để hỗ trợ chứng khó tiêu, suy nhược cơ thể. Do đó, khi nấu cháo kết hợp với long nhãn rất tốt để bồi bổ sức khỏe cho người trào ngược dạ dày.

Cách chế biến như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: gạo nếp, long nhãn, đường phèn.

– Rửa sạch long nhãn rồi để ráo nước. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi rồi thêm lượng nước phù hợp để đun.

– Sau khi gạo đã nấu thành cháo rồi cho thêm long nhãn vào khuấy đều. Đun sôi thì tắt bếp.

– Cuối cùng, cho thêm chút đường phèn sao cho vừa miệng rồi thưởng thức khi còn ấm.

2.3. Cháo hạt sen

Trong hạt sen chứa nhiều chất kháng viêm nên rất tốt để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời, chất chống oxy hóa có trong hạt sen còn giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương.

Cách nấu cháo hạt sen như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: hạt sen, gạo trắng

– Rửa sạch hạt sen và gạo trắng rồi cho vào nồi nấu chung với nước.

– Khi các cháo đã chín nhừ. Tắt bếp và thêm gia vị vào rồi thưởng thức.

Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Trong hạt sen chứa nhiều chất kháng viêm nên rất tốt để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

2.4. Cháo nấm hương

Cháo nấm hương cũng là một trong những gợi ý không thể bỏ qua đối với người bệnh trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện nấu món cháo nấm hương như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: gạo nếp, thịt gà, nấm hương, gia vị và hành lá.

– Vo gạo sạch, thêm nước vào rồi cho lên bếp nấu thành cháo.

– Rửa sạch nấm hương. Thái nhỏ thịt gà. Sau đó cho nấm hương và thịt gà vào chảo xào đến khi chín tới.

– Khi cháo đã chín nhừ, cho thịt gà và nấm vừa xào vào. Đun tiếp cho sôi, thêm gia vị vừa ăn là được. Thưởng thức khi cháo còn ấm.

3. Lưu ý khi ăn cháo đối với người bị trào ngược dạ dày

Như vậy, bạn có thể tha hồ lựa chọn một trong số các cách chế biến món cháo trên đây để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều như sau khi ăn cháo đối với người bị trào ngược dạ dày:

– Không nên ăn liên tục cháo trong khoảng thời gian dài. Không thể sử dụng cháo để thay cho bữa chính hoặc không ăn cháo 3 bữa trong ngày. Lý do là nếu ăn cháo lâu dài sẽ làm suy giảm hành động nhai và sự tiết nước bọt. Khiến không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

– Tuyệt đối không được ăn cháo chưa ninh kỹ trong thời gian dài. Do khi chưa được nấu chín, cháo sẽ dễ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Khi nấu bạn có thể cho thêm 1 chút đường vào cháo. Bởi đường cũng có tác dụng trung hòa axit dịch vị.

– Không nên kết hợp một số thực phẩm sau vào cháo: giò, chả, thịt hun khói,…vì đây là thực phẩm nhiều muối và dễ gây khó tiêu.

– Đối với người bị trào ngược thì không nên cho ớt, tiêu vào cháo vì chúng dễ khiến dạ dày bị kích ứng.

Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Không thể sử dụng cháo để thay cho bữa chính hoặc không ăn cháo 3 bữa trong ngày

Với thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không? thì câu trả lời đã có rất chi tiết ở bài viết trên rồi. Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược thì không nên ăn cháo thay bữa chính. Đặc biệt là nên kết hợp với các loại thực phẩm phù hợp để có được món ăn hằng ngày vừa ngon vừa hỗ trợ điều trị được bệnh lý nhanh chóng được cải thiên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital