Khi bị cảm cúm, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp để ăn không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục mà còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Bị cúm A nên ăn uống gì? Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, hãy đọc tiếp những thông tin hữu ích trong bài viết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc hồi phục sức khỏe
Áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng vào việc phục hồi sức khỏe đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Cách chúng ta nạp năng lượng và chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp nguyên nhân gây bệnh và thời gian phục hồi.
Khi duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng, chúng ta sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phát triển khả năng phòng vệ trước nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh cúm A. Vì vậy mà câu hỏi bị cúm A nên ăn uống gì được nhiều người đặc biệt quan tâm để hạn chế khả năng nhiễm bệnh trở lại.
2. Bị cúm A nên ăn uống gì?
2.1. Bị cúm A nên ăn gì nhanh giải cảm?
Bị cúm A nên ăn uống gì? Dưới đây là danh sách các thực phẩm đặc biệt tốt cho người đang bị cảm cúm:
– Rau xanh và hoa quả
Rau và hoa quả tươi không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp nuôi dưỡng cơ thể mà còn có khả năng chống viêm, tăng cường sức đề kháng. Những người đang mắc bệnh cảm cúm nên bổ sung thêm vào thực đơn của mình các loại rau và quả có màu sắc đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, các loại quả như gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ…
– Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng sự sản xuất của các tế bào bạch cầu – những “chiến binh” chống lại vi khuẩn và virus cảm cúm.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình:
+ Các loại trái cây thuộc họ cam như: cam, chanh, bưởi, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi…
+ Bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, bông cải trắng, cải xoăn,…
– Thực phẩm giàu Kẽm
Kẽm là một vi chất quan trọng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động ổn định. Đặc biệt, kẽm giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ bạn trước nguy cơ bị lây nhiễm virus cúm A.
Trong đó, ổi, củ cải, đậu phộng chứa nhiều kẽm và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
– Một số loại gia vị
Một số loại gia vị như hành, tỏi, gừng và mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bị cảm cúm hồi phục nhanh chóng.
2.2. Bị cúm A uống gì nhanh khỏi?
– Nước lọc
Khi bạn mắc cúm A, cơ thể bạn sẽ bị mất nước do các triệu chứng như sốt, đổ nhiều mồ hôi và ăn uống kém.
Vì vậy, bạn hãy uống nước đủ lượng để giúp cơ thể giải độc, làm loãng đờm, giảm tình trạng tắc mũi và khó thở. Đồng thời, nước còn cung cấp các chất điện giải cần thiết, giúp cơ thể duy trì sự cân bằng trong quá trình loại bỏ chất nhầy.
– Nước dừa
Nước dừa là một nguồn chất điện giải và glucose tuyệt vời, nó giống như dung dịch oresol nhưng lại có hàm lượng đường ít hơn so với các loại đồ uống dành cho vận động viên.
Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều vitamin C và kali, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giữ nước tốt hơn.
– Nước muối ấm
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng do chảy nước mũi ngược vào trong, hãy súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.
Nước muối có khả năng sát khuẩn mạnh, giúp làm dịu cơn đau họng. Thực hiện việc súc miệng 3-4 lần mỗi ngày bằng dung dịch nước ấm pha loãng muối sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
– Trà gừng
Gừng chứa các hợp chất có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm. Gingerol – một hợp chất trong gừng có thể giảm đau cơ và đau đầu.
Hãy ngâm lát gừng tươi trong nước nóng trong 5 phút, sau đó thêm một chút mật ong hoặc chanh và sử dụng hàng ngày để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe.
3. Cách phòng ngừa bệnh cúm A
Để giữ gìn sức khỏe và tránh lây nhiễm virus cúm từ người bệnh mà bạn đang chăm sóc, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Bạn hãy luôn rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh để loại bỏ các vi khuẩn và virus, giúp giảm khả năng lây nhiễm chéo.
– Sử dụng khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để giảm nguy cơ hít phải các giọt bắn chứa virus.
– Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý: Thực hiện điều này đều đặn có thể giúp làm sạch, giảm vi khuẩn trong cổ họng và mũi.
– Giữ vệ sinh cá nhân cho bản thân và người bệnh thật tốt: Bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đồng thời, bát đũa và các vật dụng có khả năng để lại giọt bắn chứa virus (khẩu trang, cốc uống nước,..) nên được làm sạch bằng xà phòng chuyên dụng trước khi tái sử dụng.
– Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm: Dù cúm không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập của người bệnh. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cúm hàng năm là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vắc xin cúm an toàn và có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em (lớn hơn 6 tháng tuổi), phụ nữ mang thai, và những người mắc các bệnh mạn tính.
Các chuyên gia y tế tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI khuyến cáo tất cả mọi người đều nên thực hiện tiêm phòng cúm để nâng cao sức đề kháng của bản thân và cộng đồng.
Để được tư vấn chi tiết về các gói tiêm chủng phù hợp với nhu cầu của bản thân, bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.