Khi thai đã vào làm tổ ở cổ tử cung là lúc mẹ đã có thể cảm nhận thấy cơ thể mình có những thay đổi. Nhận biết những dấu hiệu thai đã vào tử cung là cách tốt nhất để bạn biết mình đã thật sự mang thai hay chưa, từ đó mà có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Quá trình phôi thai đi vào tử cung
Trứng trong buồng trứng đã chín rụng xuống, di chuyển vào ống dẫn trứng. Tại đây, trứng gặp tinh trùng, xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ phân chia, tạo thành phôi nang.
Khoảng 5-6 ngày sau khi thụ tinh thành công, phôi nang tiếp tục phân chia tế bào, di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khoảng từ 9-12 ngày khi thụ tinh thành công, phôi nang mới bám vào thành tử cung làm tổ ở đó.
2. Những dấu hiệu thai đã vào tử cung
Dấu hiệu khi phôi thai đã vào tử cung thường chưa rõ rệt bởi lúc này mới đang là tuần thai thứ 2-3, cơ thể chưa có nhiều sự thay đổi. Còn quá sớm để nhận ra mình đã mang thai nhưng nếu là một mẹ bầu nhạy cảm, thì bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:
2.1 Ngực thay đổi, căng và đau
Tình trạng ngực căng, đau là một trong những dấu hiệu sớm nhất khi thai vào tử cung. Với nhiều phụ nữ thì dấu hiệu ngực sưng và đau cũng xuất hiện ở thời điểm rụng trứng. Nếu như cảm nhận thấy sự thay đổi của ngực vào ngày thứ 7 từ khi bị trễ kinh, có thể đây là một dấu hiệu của thai vào tử cung.
2.2 Mệt mỏi liên tục
Bạn luôn cảm thấy quá mệt mỏi – đây là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai. Nguyên nhân là do mẹ đang tập trung chuẩn bị cho sự phát triển của một sinh linh mới nên cơ thể bị thiếu năng lượng. Thêm vào đó, trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ tinh, phôi sẽ báo hiệu tuyến yên tắt chu kì kinh nguyệt và tiết ra hormone gonadotrophin (hCG). Nồng độ hormone progesterone và estrogen cao, giúp thai nhi phát triển bình thường trong suốt thai kỳ. Sự thay đổi hormone đột ngột cũng khiến mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi.
2.3 Tiểu tiện liên tục
Rất nhanh sau khi thụ thai mẹ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn bình thường.
2.4 Thân nhiệt luôn cao
Thân nhiệt của mẹ luôn ở mức cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục. Đó là vì lúc này, thai vào tử cung, bám vào tử cung để phát triển, lấy đi một phần dinh dưỡng và oxy từ máu, đòi hỏi cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn, đồng thời tốc độ di chuyển của máu phải nhanh hơn, trao đổi chất cũng nhiều hơn kéo theo huyết áp và thân nhiệt của mẹ gia tăng.
2.5 Chảy máu âm đạo
Khi phôi bám vào thành tử cung sẽ gây ra một chút chảy máu, đây được gọi là chảy máu báo. Lượng máu báo tùy từng người tuy nhiên nhìn chung là rất ít, ít hơn rất nhiều so với kỳ kinh nguyệt.
3. Làm gì khi thấy dấu hiệu thai đã vào tử cung?
Khi mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm, mẹ cần có chế độ theo dõi và chăm sóc đặc biệt để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý trong sinh hoạt dành cho mẹ sau khi thấy có dấu hiệu phôi thai đã đi vào tử cung.
– Lúc này mẹ cần phải nghỉ ngơi, chưa cần tăng cân nhiều nhưng hãy có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
– Quan trọng nhất là mẹ cần đặt lịch khám với bác sĩ để kiểm tra và xác nhận mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn, xác định tuổi thai và cung cấp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho thai kỳ.
– Hãy tăng cường chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và cân đối. Bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc, thịt không mỡ, cá, sữa và các nguồn chất béo lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đường và muối.
– Axit folic (vitamin B9) rất quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ để giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bạn có thể bổ sung axit folic qua các thực phẩm giàu axit folic như lá xanh, đậu, hạt và bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Ngừng sử dụng các chất gây nguy hiểm như thuốc lá, rượu, thuốc lá điện tử và các loại thuốc không được đề cập của bác sĩ. Các chất này có thể gây hại cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
– Tránh những môi trường ô nhiễm, độc hại.
– Cố gắng nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
– Giảm căng thẳng, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
– Đọc và tìm hiểu thêm về quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn thai kỳ. Có kiến thức về sự phát triển của thai nhi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình và biết cách chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất.
Các dấu hiệu thai đã vào tử cung mỗi người không giống nhau. Có người không nhận thấy dấu hiệu gì mới nhưng có người dấu hiệu sớm và rất rõ ràng. Hãy đợi thêm một thời gian nữa rồi thử thai bằng que, tốt nhất là đi khám tại cơ sở uy tín, để xác định chính xác có thai và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé an toàn.