Nha khoa cạo vôi răng với các thiết bị và dụng cụ nha khoa chuyên dụng cùng tay nghề của nha sĩ mang đến cho chúng ta cảm giác an tâm khi thực hiện làm sạch vôi răng. Vây, quy trình cạo vôi răng diễn ra như thế nào? Hãy cùng khám phá để hiểu rõ hơn quy trình này, cũng như lý giải vì sao khi cạo vôi răng cần lựa chọn và đến các nha khoa uy tín nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vôi răng và lý do vì sao chỉ có thể thực hiện làm sạch tại các nha khoa
1.1. Vôi răng
Vôi răng, hay chúng ta vẫn thường gọi là cao răng, là tổ chức nổi bật và dễ nhận thấy trên răng với những vệt màu vàng nâu, nâu đỏ hoặc đen, được hình thành do mảng bám lâu ngày kết hợp cùng các muối vô cơ canxi, photphat cùng vi khuẩn, nước bọt và các yếu tố khác hình thành, dính chắc chắn vào răng như một phần tồn tại của răng. Vôi răng có thể ở trên bề mặt răng, trong nướu, ở kẽ răng hay mặt trong của răng.
Vôi răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ bởi răng xỉn màu, biến đổi màu đi rõ rệt. Hơn nữa, hiện tượng tụt nướu – hệ quả của vôi răng cũng khiến nhiều người tự ti về ngoại hình của mình hơn. Không chỉ thế, vôi răng còn có thể gây nhiều vấn đề khác như: hôi miệng, chảy máu chân răng, răng ê buốt,… Trong tình trạng vôi răng nặng, người bệnh dễ gặp các biến chứng chứng viêm nha chu. Vi khuẩn từ vôi răng cũng có thể gây lây lan viêm nhiễm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như họng, amidan, xoang mũi,…
1.2. Vì sao cần thực hiện làm sạch vôi răng tại các nha khoa?
Vôi răng tồn tại trên răng như một phần của răng, vì thế, rất khó để loại bỏ. Các nha sĩ cho biết, việc đánh răng súc miệng thông thường không thể giúp loại bỏ vôi răng được. Chính vì thế, việc lấy vôi răng chỉ có thể hiệu quả khi được thực hiện bởi bộ dụng cụ nha khoa chuyên dụng và đầy đủ cho việc lấy vôi răng, đồng thời, do các bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, hiện nay, trên thị trường đang tràn lan các sản phẩm được quảng cáo với công dụng loại bỏ vôi răng. Thế nhưng, trên thực tế vôi răng bám rất chắc. Nhiều trường hợp vôi răng quá lâu thì có khi, máy siêu âm tại nha khoa cũng không thể tác động loại bỏ hoàn toàn được. Chính vì thế, người bệnh nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, và cần đến các nha khoa uy tín để lấy vôi răng định kỳ cần thiết.
2. Quy trình chuẩn nha khoa cạo vôi răng
Có hai hình thức lấy vôi răng cơ bản mà hiện nay các phòng khám nha và bệnh viện răng hàm mặt đang sử dụng, đó là: lấy vôi răng bằng các dụng cụ truyền thống hoặc lấy vôi răng bằng máy siêu âm. Thời gian thực hiện và thao tác khi dùng các phương pháp này đương nhiên là khác nhau, nhưng đều hướng mục đích làm sạch vôi răng, ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong quá trình điều trị. Quy trình cơ bản khi lấy vôi răng tại nha khoa như sau:
2.1. Thăm khám
Trước khi lấy vôi răng, nha sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng của người bệnh để đánh giá tình trạng răng miệng, mức độ của vôi răng cũng như khả năng thực hiện lấy vôi răng cho bệnh nhân. Không phải mọi trường hợp lấy vôi răng đều thực hiện giống nhau, cũng có rất nhiều đối tượng không thể lấy vôi răng, cần trì hoãn điều trị. Do đó, thao tác này rất quan trọng trước khi tiến hành lấy vôi răng.
2.2. Vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng trước khi lấy vôi răng được các nha sĩ thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, cách này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
2.3. Lấy vôi răng
Nha sĩ lấy vôi răng cho bệnh nhân bằng phương pháp của nha khoa hoặc phương pháp phù hợp với tình trạng vôi răng của bệnh nhân nhằm loại sạch các vấn đề mảng bám, vôi răng trên răng và vị trí chân răng. Khi tách vôi răng ở vị trí chân răng, bệnh nhân có thể bị hiện tượng chảy máu, nhưng bác sĩ có chuyên môn sẽ xử lý vấn đề này. Do thao tác này có thể gây ê buốt cho nhiều bệnh nhân, nên với nhiều trường hợp lấy vôi răng, bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện.
2.4. Làm mịn và đánh bóng
Sau khi cạo và tách vôi răng, nha sĩ sẽ làm nhẵn, mịn bề mặt răng và đánh bóng răng để răng sáng màu hơn. Điều này cũng giúp hạn chế những tổn thương và bám màu, tích trữ vi khuẩn, mảng bám trên răng trong quá trình ăn uống cho bệnh nhân.
2.5. Vệ sinh lại
Việc vệ sinh lại răng và khoang miệng sẽ hoàn tất quá trình lấy vôi răng cho bệnh nhân. Với những trường hợp bệnh lý răng miệng, bác sĩ có thể chỉ định đơn thuốc hoặc cách điều trị, chăm sóc riêng tại nhà cho bệnh nhân.
3. Chú ý sau khi lấy vôi răng
Sau khi lấy vôi răng, men răng tạm thời sẽ yếu hơn, đồng thời, răng dễ bị mảng bám hơn. Do đó, sau khi lấy vôi răng, nên chú ý:
– Tránh ngay lập tức ăn uống, nhất là các đồ ăn và nước uống bám dính, nhiều màu, các đồ nhiều đường.
– Không ăn các thực phẩm cay nóng hoặc quá lạnh
– Không hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích sau đó.
– Không tẩy trắng răng ngay sau lấy vôi răng do dễ làm răng ê buốt và kích ứng.
– Nên uống nhiều nước lọc.
– Cần tăng cường chất xơ cũng như các loại rau củ quả giàu vitamin để giúp răng chắc khỏe hơn
– Bổ sung canxi cũng là điều cần thiết để răng bạn chắc khỏe hơn.
– Đảm bảo các vấn đề vệ sinh răng miệng thường nhật: đánh răng ngày 2 lần, chọn bàn chải mềm, chải răng đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn, vệ sinh răng miệng sau ăn 30 phút, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, không bỏ quên lưỡi khi vệ sinh răng miệng.
– Thăm khám định kỳ trong 3-6 tháng để chăm sóc răng miệng và lấy vôi răng.
Trên đây là toàn bộ quá trình nha khoa cạo vôi răng cũng như cách chăm sóc sau lấy vôi răng phù hợp cho bạn. Hi vọng, những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về vôi răng cũng như tầm quan trọng của việc đến các nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để lấy vôi răng. Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe răng lợi, đừng quên việc thực hiện vệ sinh đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ để luôn kiểm soát tốt răng miệng, tránh nguy cơ bệnh lý cho răng.