Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực Răng Hàm Mặt, những người bị mất răng nay đã không còn phải tự ti, che giấu bản thân hay phải sử dụng các phương pháp thay thế không đảm bảo an toàn bởi có sự ra đời của công nghệ trồng răng Implant. Đây là giải pháp được đánh giá rất cao khi nó vừa có thể giải quyết được vấn đề sức khỏe vừa có thể giải quyết tốt đẹp vấn đề thẩm mỹ. Vậy, đây là công nghệ gì? Thực hiện như thế nào? Ai không nên thực hiện?
Menu xem nhanh:
1. Implant là gì?
Để hiểu về công nghệ trồng răng Implant, trước tiên cần hiểu Implant là gì? Implant là một trụ kim loại có kích cỡ tương đương với chân răng thật. Về vật liệu, Implant được làm từ titanium, đây là loại vật liệu thân thiện và tương thích với xương hàm của con người. Khi thực hiện trồng răng Implant, chân răng này sẽ được cấy vào xương hàm, ở vị trí chân răng đã bị mất. Sau đó, bác sĩ sẽ phục hình răng bên trên bằng răng sứ nhân tạo. Quá trình cấy răng Implant giúp bù đắp chiếc răng đã mất bằng 1 chiếc răng giả có độ bền cao, tuổi thọ dài, đảm bảo được chức năng ăn nhai.
Công nghệ cấy răng Implant hiện là phương pháp làm răng giả hiện đại bậc nhất và ngày càng được nhiều người sử dụng. Nhờ các ưu điểm như:
– Răng có độ bền cao
– Sức ăn nhai tốt, gần tương đương răng thật
– Có thể thay thế được nhiều răng đã mất
– Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
– Bảo tồn kết cấu xương hàm
– Ngăn ngừa tiêu xương
– Trụ Implant có chất liệu tốt, không bị gỉ sét
Tuy nhiên đây không phải phương pháp bất cứ ai cũng có thể được chỉ định thực hiện. Vậy khi nào thì bệnh nhân mới được chỉ định cấy răng Implant?
2. Đối tượng nào có thể sử dụng công nghệ trồng răng Implant?
Các đối tượng, trường hợp thường được chỉ định thực hiện cấy răng:
– Bệnh nhân đã đủ tuổi và có xương hàm phát triển hoàn thiện
– Đã mất răng nhưng muốn bảo tồn các răng bên cạnh, không muốn mài răng thật hoặc với người không muốn dùng hàm tháo lắp
– Các răng bên cạnh quá yếu không làm trụ để làm cầu răng sứ được
– Mất quá nhiều răng
– Răng bị sâu nặng, cần nhổ bỏ nhanh chóng để không ảnh hưởng đến răng khác và cần thay thế răng
– Bệnh nhân đã trồng răng giả nhưng đã hư hỏng
Dưới đây là các đối tượng không được khuyến cáo thực hiện công nghệ trồng răng Implant để đảm bảo an toàn cho hàm răng và sức khỏe của người bệnh:
– Trẻ em nam dưới 18 tuổi, trẻ nữ dưới 16 tuổi do xương hàm các đối tượng này chưa hoàn chỉnh, Implant có thể bị vùi hoặc không chắc
– Phụ nữ đang mang thai
– Vị trí đặt Implant có viêm nhiễm
– Có bệnh lý mãn tính nguy hiểm: huyết áp, tiểu đường,…
– Nghiện thuốc lá, rượu bia
– Bệnh nhân đã xạ trị
Trên thực tế thì đây là công nghệ nên thực hiện bởi những ưu điểm của nó lên sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng không phải ai cũng có thể được chỉ định thực hiện. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ lượng.
3. Quy trình trồng răng Implant
Trước khi tiến vào quá trình cấy ghép chính, bệnh nhân được thăm khám bởi các bác sĩ. Các bác sĩ tiến hành khám sức khỏe tổng quát răng miệng, chụp CT, xác định sức khỏe, tình trạng răng và xương hàm bệnh nhân. Đánh giá sự phù hợp của bệnh nhân với phương án này tốt mới đưa ra được phác đồ điều trị và tiến hành thực hiện.
Sau khi đã xác định về sự phù hợp và an toàn, bác sĩ tiến hành:
– Nhổ bỏ răng hư hỏng
– Đặt trụ Implant khi đã xác định đủ thể tích xương (quá trình này diễn tra nhanh chóng trong vòng 7 – 10p)
– Theo dõi, đánh giá sự phù hợp của trụ Implant, độ lành của nướu sau khi cấy Implant
– Implant hoàn thiện, các bác sĩ tiến hành phục hình bằng răng sứ
Quá trình cấy ghép Implant thực chất khá tốn thời gian và phức tạp bởi nó là phương pháp tác động trực tiếp vào xương hàm nên cần phải cẩn thận nhất có thể. Kỹ thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng về răng và xương hàm con người. Bên cạnh đó, vật liệu Implant cũng là yếu tố quyết định thành công của ca cấy ghép. Nếu trụ Implant chất lượng kém có thể đem đến các biến chứng như:
– Trụ Implant bị đào thải
– Hôi miệng
– Tiêu xương hàm
– Răng lung lay
– Implant đau nhức
– Lở loét, tổn thương mô lân cận
– Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
4. Cần lưu ý gì khi trồng răng
Để có một ca trồng răng Implant thành công, hãy chú ý:
– Lựa chọn đơn vị y tế uy tín
– Khai báo với bác sĩ đầy đủ về tình trạng sức khỏe của bản thân
– Chọn trụ implant phù hợp và mão sứ tốt
– Cấy răng Implant cần gây mê nên hãy chú ý thực hiện theo hướng dẫn nhịn đói và chế độ ăn
– Chuẩn bị tâm lý tốt
– Không dùng chất kích thích
5. Chăm sóc răng hậu trồng răng Implant
Sau khi thực hiện cấy ghép Implant, hãy chú ý đến chế độ chăm sóc và ăn uống để đảm bảo lành thương, mau làm quen với chiếc răng giả mới:
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau phẫu thuật là điều rất cần thiết
– Giữ vệ sinh răng miệng tốt là một cách kéo dài tuổi thọ của răng Implant
– Dù có sức ăn nhai gần tương đương với răng thật nhưng hãy chú ý hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai
– Gặp bác sĩ khi thấy răng có dấu hiệu bất thường
– Khám định kỳ 6 tháng/lần
Tóm lại, công nghệ trồng răng Implant là bước tiến rất lớn trong ngành nha khoa, là cách phục hình răng đã mất hiện đại và an toàn. Tuy chi phí có phần cao nhưng về sự an toàn thì nó hoàn toàn có thể khiến bạn an tâm. Tuy nhiên, để gia tăng sự an toàn thì bạn cần lựa chọn được cơ sở thực hiện uy tín với những vị bác sĩ trực tiếp thực hiện có đủ chuyên môn, kinh nghiệm. Thu Cúc TCI với khoa Răng Hàm Mặt tự hào đứng top 3 bệnh viện tư nhân có dịch vụ tốt nhất. Mọi khách hàng đến với Thu Cúc TCI đều hài lòng về dịch vụ và an tâm bởi các kỹ thuật làm răng thẩm mỹ đều được thực hiện bởi các bác sĩ hàng đầu, đảm bảo kỹ thuật tốt, vật liệu chất lượng cao.