Tìm hiểu về chứng thoát vị hoành bẩm sinh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Thoát vị hoành là bệnh bẩm sinh nặng và có tỷ lệ sống thấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Nguyên nhân gây thoát vị hoành bẩm sinh

Nguyên nhân chính xác gây thoát vị hoành bẩm sinh vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên bệnh có thể gặp với dạng là dị tật bẩm sinh.

Thoát vị hoành là một dị tật bẩm sinh nguy hiểm và gây tử vong nhanh chóng

Thoát vị hoành là một dị tật bẩm sinh nguy hiểm và gây tử vong nhanh chóng

Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai. Trong quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở. Theo đó lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.

Thoát vị hoành bẩm sinh chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải và rất hiếm khi bị ở cả hai bên.

Triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị hoành bẩm sinh

Trẻ bị thoát vị hoành thường có biểu hiện suy hô hấp (khó thở) sớm và nặng sau sinh.

Trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh sẽ có biểu hiện khó thở, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe

Trẻ bị thoát vị hoành bẩm sinh sẽ có biểu hiện khó thở, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe

Ngoài ra, trẻ bị thoát vị hoành còn có triệu chứng bụng lép (do một số tạng trong ổ bụng đi lên lồng ngực).

Một số trường hợp có biểu hiện muộn, trẻ hay bị viêm phổi, khó thở và chỉ tình cờ phát hiện được thoát vị hoành khi chụp phim X-quang.

Phương pháp điều trị thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ

Khi thấy các dấu hiệu không ổn về sức khỏe, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Trẻ bị thoát vị hoành cần được xử trí ban đầu bằng cách đặt nội khí quản trợ giúp thở và đặt ống thông dẫn lưu dạ dày liên tục (để dẫn lưu hơi do trẻ nuốt vào trong dạ dày làm giảm chèn ép phổi).

Phẫu thuật là phương pháp chính được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ

Phẫu thuật là phương pháp chính được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ

Sau đó trẻ cần được phẫu thuật mổ giải phóng chèn ép phổi và khâu phục hồi cơ hoành.

Theo nghiên cứu, dù được phẫu thuật và điều trị thoát vị hoành bẩm sinh nhưng những trẻ từng bị bệnh này có thể gặp phải một số bệnh lý đường hô hấp như:

  • Bệnh phổi mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng, lồng ngực nhỏ biến dạng, giảm chức năng hô hấp của cơ hoành.
  • Dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ cũng có nguy cơ bị tắc ruột, xoắn ruột
  • Trẻ bị thoát vị hoành cũng hay gặp những vấn đề về ăn uống và chậm tăng trưởng
  • Hậu quả của thiếu oxy nặng, tăng CO2, bệnh phổi mạn tính… có thể gây tổn thương não bộ dẫn đến chậm phát triển tinh thần vận động.
  • Trẻ cũng có khả năng bị suy giảm thính lực

Vì thế sau khi điều trị thoát vị hoành bẩm sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần theo dõi sức khỏe định kỳ. Cần đưa trẻ đi kiểm tra để điều chỉnh phương pháp chữa trị và hỗ trợ phù hợp, giúp cải thiện thính lực, tinh thần… Đồng thời giảm biến chứng sau mổ.

Để tìm hiểu thêm về bệnh thoát vị hoành bẩm sinh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital