Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng tay không nguy hiểm như bạn tưởng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng tay là một trong những phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác như đau mỏi người, đau đầu, sốt,… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí nốt sưng tấy do tiêm vắc xin phòng uốn ván một cách an toàn, khoa học.

1. Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin uốn ván

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, xuất hiện khi các vết thương trên da bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani và sản sinh ra chất độc neurotoxin. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Nguy hiểm là vậy, nhưng việc phòng ngừa uốn ván lại rất đơn giản, chỉ nhờ việc tiêm vắc xin để tạo ra các kháng thể bảo vệ sức khỏe.

Mặc dù là phương pháp bảo vệ sức khỏe chủ động, nhưng có nhiều người nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những phản ứng này được gọi là tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

– Phản ứng sưng đỏ tại vị trí tiêm, kèm theo cảm giác ngứa, đau, nóng.

– Sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Tuy nhiên, nếu liên tục sốt cao trên 39 độ thì bạn cần tới gặp bác sĩ để xử trí kịp thời.

– Đau đầu, đau mỏi nhiều nơi trên cơ thể cũng là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

– Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. So với các phản ứng kể trên thì những dấu hiệu này ít xảy đến hơn nhưng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Việc bạn cần làm lúc này là nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nước, dinh dưỡng và tránh ăn các loại thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa.

tiêm vắc xin uốn ván bị sưng tay

Sưng tấy đỏ là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván

2. Nguyên nhân và cách xử trí tình trạng tiêm vắc xin uốn ván dẫn tới sưng tay

2.1. Vì sao tiêm vắc xin uốn ván bị sưng tay?

Cũng như nhiều loại vắc xin khác, phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván là bị sưng tay. Các chuyên gia y tế chỉ ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này:

– Do thành phần của vắc xin: Được tạo nên từ chính những loại vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván đã được giảm độc lực, với mục đích giúp để cơ thể sản sinh ra những kháng thể kháng lại tác nhân gây bệnh. Nguyên lý hoạt động của vắc xin chính là tạo ra hàng rào bảo vệ sức khỏe chủ động. Sau này, nếu bạn không may bị uốn ván thì cơ thể đã có sẵn những kháng thể này để bảo vệ hoặc giúp bạn giảm nhẹ mức độ của bệnh.

– Do bệnh lý tiềm ẩn có sẵn trong cơ thể, gây nhầm lẫn với phản ứng sau khi tiêm vắc xin.

– Một số ít nguyên nhân được chỉ ra do tâm lý lo lắng của người bệnh, hoặc sai sót trong quá trình tiêm chủng. Việc bảo quản vắc xin sai quy định, quy trình tiêm chủng thiếu khoa học đều có thể gây ra những bất thường không đáng có. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn cơ sở tiêm chủng nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Nguyên lý hoạt động của vắc xin là một trong những nguyên nhân gây ra phản ứng của cơ thể

Nguyên lý hoạt động của vắc xin là một trong những nguyên nhân gây ra phản ứng của cơ thể

2.2. Cách xử trí khi tiêm vắc xin uốn ván bị sưng tay

Sưng tay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng này sẽ thuyên giảm và mất hẳn sau vài ngày tiêm vắc xin nên bạn không cần quá lo lắng. Đối với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ thì cảm giác sưng tấy ngứa ngáy không hề dễ chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

– Xoa nhẹ xung quanh vết tiêm trong khoảng 20 đến 30 phút để giúp máu lưu thông và hạn chế sưng tấy. Chườm lạnh cũng là một trong những cách giảm sưng tấy hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên dùng túi chườm nhỏ hoặc lấy khăn bọc đá viên rồi chườm trực tiếp lên da trong khoảng 30 giây, nhấc ra khoảng 5 giây rồi lại tiếp tục chườm. Lặp lại trong khoảng 20 phút sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không dùng đá viên xoa trực tiếp lên vết tiêm vì có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn.

– Nếu vết tiêm sưng tấy kèm cảm giác đau thì bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, theo liều lượng khuyến cáo. Thời gian này, bạn không nên chạm hoặc đè vào vết tiêm. Một số mẹo dân gian như đắp khoai tây, chanh, vôi,… lên vùng da sưng đỏ được khuyến cáo không nên thực hiện vì có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.

3. Một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin uốn ván

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi tiêm vắc xin, người bệnh cần được theo dõi sức khỏe tại nhà, đồng thời lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Đối với trẻ nhỏ: Cần theo dõi tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể và các biểu hiện tại chỗ tiêm. Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đủ bữa và bú đúng tư thế, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Trường hợp trẻ bị sốt thì cha mẹ nên thay đồ thoáng mát, lau người bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ có thai: Cần lưu ý nghỉ ngơi và ăn uống đủ dinh dưỡng. Không uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc chất kích thích. Ngoài ra, cần hạn chế vận động mạnh và tránh làm nhiễm trùng vết tiêm.

Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường như liên tục sốt cao trên 39 độ C, phát ban, khó thở, sưng vù mặc hoặc họng, tim đập nhanh, chóng mặt, xuất huyết tại vị trí tiêm,… thì hãy nhanh chóng liên lạc với các cơ sở y tế.

Trẻ nhỏ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong 24 giờ đầu sau khi tiêm vắc xin

Trẻ nhỏ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong 24 giờ đầu sau khi tiêm vắc xin

Bỏ qua những phản ứng thường gặp, có thể nói tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, cần tăng cường lá chắn bảo vệ sức khỏe chủ động. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc đầy đủ nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital