Tiêm vắc xin phế cầu có bị sốt không? Nguyên nhân vì sao?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Mỗi loại vắc xin sẽ có một cơ chế hoạt động và gây ra những phản ứng phụ khác nhau. Tiêm vắc xin phế cầu có bị sốt không, nguyên nhân vì sao lại như vậy là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp.

1. Vắc xin phế cầu là vắc xin gì?

Vắc xin phế cầu đầu tiên được phát triển vào những năm 1980. Chúng nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vắc xin phế cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae – một loại vi khuẩn truyền nhiễm gây ra các bệnh phổ biến như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,….

2. Sau khi tiêm vắc xin phế cầu có sốt không?

Tiêm vắc xin phế cầu là việc rất cần thiết để tạo cho con sự miễn dịch chủ động đối với vắc xin phế cầu khuẩn. Tiêm vắc xin phế cầu có sốt không, có gây ra nhiều tác dụng phụ không là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh.

Tiêm vắc xin phế cầu có bị sốt không là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh

Tiêm vắc xin phế cầu có bị sốt không là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh

Tùy vào cơ địa của trẻ được tiêm, phản ứng sau tiêm của mỗi trẻ là khác nhau. Nếu sau khi tiêm vắc xin phế cầu trẻ bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C thì đó là phản ứng rất bình thường. Đây là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng với vắc xin. Do đó bố mẹ không cần quá lo lắng vì phản ứng sốt này sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng 24 giờ và không để lại bất cứ di chứng nào.

Bên cạnh phản ứng sốt, sau khi tiêm vắc xin phế cầu trẻ cũng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn khác như:

– Khoảng 10% trở lên trẻ bị chán ăn, chóng mặt, gặp phản ứng tại chỗ tiêm như nổi ban đỏ, đau,… các phản ứng thường không kéo dài quá 2 ngày.

– Khoảng 1 – 10% trẻ bị chai cứng tại vị trí tiêm, sốt cao trên 39 độ C (trẻ dưới 2 tuổi), và sốt từ 38 độ C (trẻ từ 2 – 5 tuổi).

– Khoảng 0,1 – 1% trẻ quấy khóc dai dẳng bất thường, tiêu chảy, nôn trớ, có máu tại vị trí tiêm, sốt trên 40 độ (trẻ dưới 2 tuổi), sốt trên 39 độ (trẻ từ 2 – 5 tuổi), thậm chí ngưng thở ở trẻ non tháng.

– Khoảng 0,001 – 0,1 % trẻ bị phát ban da, viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm, co giật do sốt cao, nổi mề đay, giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng.

Các trường hợp này trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế/ bệnh viện để kiểm tra, theo dõi, điều trị kịp thời đảm bảo an toàn sức khỏe sau khi tiêm vắc-xin.

3. Tại sao tiêm vắc xin phế cầu lại bị sốt?

Phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng với vắc xin. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang hành động để bảo vệ cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại với nó như cách phản ứng với vi rút thực sự. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhận vi rút trong vắc xin và tạo kháng thể với mầm bệnh trong vắc xin, giống như đối với mầm thực sự. Từ đó sẽ ghi nhớ vi rút và tìm cách tiêu diệt vi rút khi cơ thể tiếp xúc với vi rút trong tương lai.

Hệ thống miễn dịch tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại với nó như phản ứng với vi rút thực sự gây lên sốt.

Hệ thống miễn dịch tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại với nó như phản ứng với vi rút thực sự gây lên tình trạng sốt sau tiêm chủng.

4. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Thông thường, trẻ em và người lớn sau khi tiêm vắc xin cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm, nếu có bất cứ bất thường nào sẽ được kịp thời hỗ trợ và xử lý.

Nếu sau thời gian theo dõi tại điểm tiêm, về nhà trẻ xuất hiện biểu hiện sốt, bố mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt sau cho trẻ:

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có thấm mồ hôi; nếu trời lạnh vẫn cần giữ ấm cho bé đầy đủ.

– Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, hoặc uống nhiều nước hơn, duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng.

– Có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ với liều phù hợp, hoặc thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen khi sốt trên 38,5 độ C.

– Có thể chườm lạnh nơi tiêm để giảm đau ̣(lưu ý: không xoa dầu, chườm nóng hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm).

– Có thể chườm ấm bằng cách nhúng khăn vào nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1- 20 độ C.

Có thể chườm ấm cho trẻ để giúp hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Có thể chườm ấm cho trẻ để giúp hạ sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu

– Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, có kèm co giật, tím tái, khó thở, quấy khóc trên 3 giờ, bỏ bú hoặc bú kém, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phát ban kéo dài, sưng quầng đỏ tại vết tiêm,… cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện uy tín để kiểm tra và xử trí kịp thời.

Trên đây là những kiến thức về phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu, hy vọng bài viết đã giúp bố mẹ giải đáp được những băn khoăn của mình.

Hiện tại, Thu Cúc TCI có cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đầy đủ gói vắc xin cho trẻ, cho người trưởng thành, phụ nữ trước mang thai, phụ nữ đang mang thai,… nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình. Nếu như có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vắc xin vắc xin cũng như dịch vụ tiêm chủng; bố mẹ có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital