Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Việc tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà giá cả lại hợp lý. Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Theo nghiên cứu, 99,7% người mắc ung thư cổ tử cùng có sự hiện diện của virut HPV. Việc tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV đạt được lợi ích tối đa khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục, tức là trước khi xảy ra sự phơi nhiễm với HPV. Hiện nay, có 2 vắc-xin, Gardasil và Cervarix, là hai loại hiện đang được chấp thuận cho việc sử dụng ở nhiều quốc gia.

Những lưu ý khi tiêm phòng HPV

Độ tuổi tiêm phòng HPV

Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm phòng HPV. Nếu bạn ngoài 26 tuổi và mong muốn tiêm vắc-xin phòng HPV, tốt nhất là bạn hỏi bác sĩ để xem mình có thích hợp với việc tiêm vắc-xin không.

Vắc-xin hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại một vài type HPV chọn lọc nếu được tiêm trước khi bị phơi nhiễm với virus (thường là thông qua hoạt động tình dục).

Tác dụng phụ của HPV

Đau, sưng, ngứa và đỏ tại vị trí tiêm và các phản ứng chung bao gồm sốt là các tác dụng phụ thường gặp. Các báo cáo đơn độc về việc ngất xỉu ngay lập tức sau khi tiêm vắc-xin HPV cũng đã được ghi nhận ở một vài quốc gia. Nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nào trên đây, xin hãy thông báo cho nhân viên y tế tiêm phòng cho bạn

Tiêm vắc xin không chắc chắn sẽ phòng ngừa bệnh 100%

Cũng giống như bất cứ sự tiêm chủng nào, tiêm phòng HPV không thể phòng bệnh 100%.

Tiêm phòng HPV không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy, và những người phụ nữ đã tiêm phòng được khuyến khích tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần.

Đã tiêm vắc xin ngừa HPV vẫn cần tầm soát ung thư định kỳ

Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ kể cả khi bạn đã tiêm phòng.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung là do type HPV mà vắc-xin không phòng chống được. Nói cách khác, các vắc-xin không phòng chống lại được TẤT CẢ các type HPV gây ung thư. Làm xét nghiêm tế bào cổ tử cung thường xuyên vẫn là phương pháp dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tốt nhất.

Đã tiêm vắc xin ngừa HPV vẫn cần tầm soát ung thư định kỳ

Tìm hiểu địa chỉ tiêm phòng HPV uy tín

Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng HPV trước khi quyết định tiêm.

Lưu ý: Bệnh viện Thu Cúc không triển khai tiêm phòng HPV.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital