Trước khi có kế hoạch có em bé, mẹ đừng quên việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ cũng như cung cấp đề kháng từ sớm cho thai nhi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quát về vắc xin phòng cúm cho phụ nữ trước khi mang bầu
1.1. Khái niệm bệnh lý cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh lý phổ biến thường lây truyền qua đường hô hấp cũng như tiếp xúc gần giữa người với người. Khi mắc cảm cúm người bệnh sẽ có những biểu hiện như: đau mỏi người, sốt nóng, sốt rét, ho, mệt mỏi,…
Bệnh cúm mùa thường xảy ra hàng năm, nhất là trong những giai đoạn chuyển giao mùa (tháng 12 năm trước cho tới tháng 3 năm sau đó). Bệnh cúm thường sẽ kéo dài khoảng 3-4 hôm, từ từ thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, sau khi khỏi cúm nhiều trường hợp sẽ bị ho kéo dài, có thể dẫn tới viêm phổi, nhiễm bội vi khuẩn,…
1.2. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai
Phụ nữ mang bầu là đối tượng rất dễ bị sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Hệ thống cơ quan chức năng trong cơ thể như: tim, phổi,…nếu mắc bệnh cũng lâu khỏi và hồi phục hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, trong trường hợp mẹ bầu bị mắc bệnh, nguy cơ gây ảnh hưởng tới em bé là khá cao, đặc biệt là trong giai đoạn em bé đang trên đà hình thành và phát triển hoàn thiện các cơ quan cơ thể. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguy cơ 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bị mắc cúm dẫn tới việc con bị dị tật là khá cao. Do đó, trước khi mang thai mẹ cần tiêm phòng vắc xin cúm để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khả năng mắc bệnh lý này.
Ngoài ra, bệnh cúm còn có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở của mẹ. Mẹ khi mắc bệnh cúm có khả năng xảy ra các biến chứng như: chuyển dạ sớm, bé sinh non, bé sinh ra bị viêm phổi, ảnh hưởng tới hệ hô hấp,…Lúc này, em bé sẽ là đối tượng phải chịu những ảnh hưởng từ bệnh, hệ miễn dịch và khả năng hồi phục sức khỏe cũng chậm hơn so với những bé có mẹ khỏe mạnh.
Việc tiêm phòng vắc xin cúm cho phụ nữ trước mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, nhiễm trùng đường hô hấp của mẹ bầu. Tiêm vắc xin phòng cúm trước mang thai cũng được chứng minh là hạn chế tới 40% khả năng mẹ bầu bị cúm nặng.
Bên cạnh đó, việc mẹ bầu tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có kế hoạch mang thai sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và cung cấp đề kháng cho em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đối với trẻ em, vắc xin cúm chỉ được sử dụng ở giai đoạn trẻ tròn 6 tháng tuổi trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc dưới 6 tháng tuổi trẻ sẽ được hưởng đề kháng từ giai đoạn còn trong bụng mẹ. Mẹ tiêm phòng vắc xin cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.
1.3. Nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai ở giai đoạn nào
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trước khi mang thai, mẹ nên chủ động đi tiêm vắc xin phòng cúm ít nhất là trước 1 tháng. Điều này giúp vắc xin vào trong cơ thể sẽ đủ thời gian để phát huy tác dụng phòng bệnh. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ để có thể nắm rõ hơn về mốc thời gian này.
Sau khi tiêm vắc xin phòng cúm, cơ thể mẹ sản sinh kháng thể, và nếu không có gì bất thường thì 1 năm sau mẹ mới cần tiêm nhắc lại. Trong trường hợp mẹ bị mắc cúm trong lúc mang thai thì mẹ cần đi thăm khám bác sĩ để xem có cần thiết phải tiêm thêm mũi vắc xin nữa hay không.
1.4. Loại vắc xin phòng cúm nào phù hợp với phụ nữ trước mang thai?
Trên thị trường hiện nay có 3 loại vắc xin phòng cúm phổ biến, hay được sử dụng, đó là: vắc xin bất hoạt, vắc xin loại tái tổ hợp và vắc xin loại giảm độc lực.
Tuy nhiên đối với đối tượng phụ nữ trước mang thai thì các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng vắc xin loại bất hoạt và tiêm đường bắp. Loại vắc xin này được đánh giá là phù hợp và an toàn khi sử dụng được cho cả bà bầu và em bé.
2. Một số điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng cúm trước mang bầu
2.1. Nên tìm hiểu và lựa chọn nơi tiêm chủng uy tín
Trước khi tiêm chủng nên nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở tiêm chủng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi lựa chọn được cơ sở tiêm uy tín, mẹ cũng có thể yên tâm về việc nguồn gốc các loại vắc xin, cũng như quy trình bảo quản các loại vắc xin.
Bên cạnh đó, nên ưu tiên cơ sở tiêm chủng có chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý cấp cứu nếu trong trường hợp bị sốc phản vệ sau tiêm. Nếu không được kịp thời xử lý trong những trường hợp như vậy thì rất có thể sẽ đe dọa tới tính mạng.
Nơi tiêm tốt và uy tín cũng sẽ có quy trình tiêm chủng đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, cũng như việc bảo quản vắc xin và xử lý đồ dùng y tế sau tiêm sẽ bài bản và chỉn chu hơn. Ngoài ra, cơ sở vật chất của phòng tiêm và chuyên môn của bác sĩ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêm chủng. Bác sĩ có chuyên môn tốt sẽ giúp mẹ đưa ra được những phác đồ và định hướng cho quá trình tiêm chủng được tốt hơn.
2.2. Báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng dị ứng nếu có
Nếu mẹ trước đây đã có tiền sử bị dị ứng thì nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khám sàng lọc, để bác sĩ nắm được tình hình và xem xét khi chỉ định cho mẹ sử dụng loại vắc xin nào. Bởi trong các loại vắc xin sẽ chứa những thành phần đôi khi là nguyên nhân làm cơ thể phản ứng và gây dị ứng nặng nề hơn.
2.3. Theo dõi sau tiêm cẩn thận và đúng thời gian quy định
Thông thường sau khi tiêm phòng vắc xin, cần ít nhất 30 phút ở lại phòng tiêm để theo dõi các phản ứng và kiểm soát các trường hợp bị sốc phản vệ nếu có. Do vậy, không nên rời phòng tiêm quá sớm (trước 30 phút) để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về việc tiêm vắc xin phòng cúm trước mang thai. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!