Tiêm uốn ván gần ngày sinh có sao không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Như đã biết vắc xin uốn ván được Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ có thai nên tiêm phòng đầy đủ trong hành trình thai kì. Nhưng vì 1 số lý do mà lịch tiêm chậm trễ, sát ngày dự sinh mới có thể tiêm được gây ra nhiều băn khoăn, lo lắng cho mẹ bầu.
Menu xem nhanh:
1. Lý do mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván
Ở bà bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục trong quá trình sinh nở, gây uốn ván tử cung. Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn này dễ dàng lây qua vết cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng uốn ván ở rốn.
Khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ sản xuất độc tố làm suy hô hấp, rối loạn thần kinh, đe dọa tính mạng trẻ nếu không kịp phát hiện và điều trị. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mẹ chưa được tiêm phòng.
Do đó, phụ nữ nên tiêm uốn ván ở độ tuổi sinh đẻ để tạo kháng thể bảo vệ cả mẹ và bé. Tiêm phòng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh. Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được chứng minh an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine theo hướng dẫn của y tế.
2. Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu
Lịch tiêm uốn ván mẹ bầu có thể tham khảo như sau:
– Đối với người đang mang thai lần đầu:
Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm các mũi nhắc lại theo phác đồ khuyến cáo của Bộ Y tế thì bạn cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên bắt đầu từ khoảng tuần 20 của thai kì, cách 4 tuần thực hiện lại mũi tiêm số 2. Mũi số 2 tiêm cách ngày dự sinh ít nhất 30 ngày.
Nếu bạn đã tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại trước khi mang thai thì chỉ cần thực hiện thêm 1 mũi tiêm trong thai kì, trước 30 ngày kể từ ngày sinh.
– Khi mang thai các lần tiếp theo:
Bạn chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván từ tuần 20 trở đi và trước dự sinh 1 tháng.
3. Giải đáp: Tiêm uốn ván gần ngày sinh có sao không?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các chuyên gia y tế, vắc xin uốn ván tuy có thể tiêm trong thai kì nhưng mẹ bầu cần đảm bảo được phác đồ và quy đinh thời gian tiêm chủng.
Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin uốn ván từ tuần thứ 20 thai kì trở đi. Ở tuần này mẹ đã trải qua 3 tháng đầu thai kì ốm nghén, vì thế việc tiêm vắc xin và chịu tác dụng phụ không làm mẹ bị quá mệt mỏi.
Tuy nhiên, như phác đồ tiêm bên trên, mẹ bầu cần hoàn thành 1 – 2 mũi tiêm. Nhiều mẹ gặp tình trạng tiêm mũi 1 đúng lịch nhưng quên lịch tiêm mũi 2.
Các mẹ bầu lưu ý, tiêm mũi cuối cùng trước khi sinh ít nhất 30 ngày là việc làm bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
Việc tiêm vắc xin uốn ván muộn, gần ngày dự sinh sẽ làm cho vắc xin chưa đủ thời gian sản sinh lượng kháng thể đủ bảo vệ cả mẹ và con trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, 1 số thành phần thuốc có thể gây ảnh hướng đến sức khỏe của thai nhi.
Vì thế, nếu mẹ bầu nếu quên không tiêm mũi 2 đúng thời gian cần đến phòng tiêm chủng để nhận tư vấn từ bác sĩ.
4. Tiêm uốn ván có gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không?
Vắc xin uốn ván được điều chế bằng cách làm giảm độc tính của độc tố tetanospasmin do vi khuẩn Clostridium tetani sinh ra nhưng vẫn giữ nguyên tính kháng nguyên.
Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, các cơ quan miễn dịch sẽ nhận diện kháng nguyên này và tạo ra kháng thể chống lại độc tố gây bệnh. Do đó cơ chế này giúp phòng ngừa uốn ván một cách hiệu quả.
Mặc dù lo ngại về độ an toàn của vắc xin do sử dụng độc tố tác nhân bệnh, nhưng các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm chủ yếu là nhẹ như sốt, sưng đau, mệt mỏi và tự khỏi. Đồng thời, vắc xin uốn ván cũng là 1 số ít vắc xin được Bộ Y tế cho phép sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Do đó, vắc xin uốn ván được đánh giá là an toàn và cần thiết đối với mọi người nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thai phụ cần tiêm chủng đầy đủ theo lịch hẹn của cán bộ y tế.
5. Những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin uốn ván được cung cấp bởi cơ sở tiêm chủng uy tín theo từng giai đoạn thai kỳ, không tự ý tiêm mà không có sự giám sát y tế chặt chẽ.
Sau khi tiêm, mẹ bầu có thể thấy mệt mỏi hơn do tác dụng phụ của vắc xin. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng hoặc dùng thuốc để giảm triệu chứng nếu đây là các phản ứng miễn dịch nhẹ. Đồng thời, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả, đạm đỏ luôn được khuyên cho mẹ bầu để có sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
Ngoài ra, kháng thể chống uốn ván sẽ hình thành sau khoảng 2 tuần, do đó, thai phụ cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, chất kích thích để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ sức đề kháng của bạn. Nếu sau tiêm, xuất hiện các triệu chứng nguy kịch như rét run hoặc da xanh, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Trong quá trình tiêm chủng, mẹ bầu nên lựa chọn địa chỉ tiêm uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo. Trong đó, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI được nhiều mẹ bầu lựa chọn với nhiều ưu điểm có thể kể đến như:
– Không gian phòng tiêm chủng rộng rãi, thoáng mát, có ghế chờ êm ái, tạo sự thoải mái khi chờ đợi.
– Được hướng dẫn tận tình để quá trình tiêm chủng thuận lợi, giảm bớt sự mệt mỏi.
– Trước khi tiêm khách hàng được khám sức khỏe cùng chuyên gia y tế để xác định tiền sử tiêm chủng, sức khỏe hiện tại có đủ điều kiện thực hiện tiêm hay không.
– Khách hàng được kiểm tra trực tiếp vắc xin trước khi tiêm, kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo đúng vắc xin mình mong muốn.
– Sau tiêm chủng, khách hàng lưu lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng trực tiếp. Phòng tiêm chủng được xây dựng nằm trong cùng tòa nhà với Phòng khám đa khoa Thu Cúc TCI, vì thế các khách hàng có thể an tâm về việc được đảm bảo sức khỏe nếu có các tình huống tiêm chủng không mong muốn xảy ra.
Có thể nói, tiêm uốn ván gần ngày dự sinh có sao không đã được bài viết giải thích chi tiết bên trên. Đồng thời, bài viết còn cung cấp 1 số thông tin hữu ích liên quan đến vắc xin uốn ván đối với mẹ bầu. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin kịp thời.