Tiêm nhắc lại phế cầu khi nào? Vì sao cần tiêm nhắc lại?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Nắm chắc lịch tiêm nhắc lại phế cầu giúp bảo vệ trẻ khỏi những tình trạng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ gửi tới bố mẹ những thông tin bổ ích về lịch tiêm để bố mẹ có thể trang bị cho con sức khỏe tốt nhất.

1. Khái quát về vi khuẩn phế cầu và vắc xin phế cầu

1.1. Vi khuẩn phế cầu

Vi khuẩn phế cầu là một loại vi khuẩn lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, gây lên bệnh nhiễm trùng ở trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ nhiễm vi khuẩn phế cầu có thể bị viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng máu,… Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời

Bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời

1.2. Vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu giúp trẻ phòng tránh được các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra (bệnh viêm phổi, bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm màng não, nhiễm trùng máu,…). Hiện nay, có 3 loại vắc xin phế cầu phổ biến:

Vắc xin phế cầu Synflorix: Vắc xin có nguồn gốc từ Bỉ giúp ngừa được 10 chủng phổ biến nhất của phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi.

– Vắc xin phế cầu Prevenar 13: Vắc xin có nguồn gốc từ Mỹ giúp ngăn ngừa được 13 chủng phế cầu khác nhau cho trẻ từ 6 tuần trở nên, và có thể dùng được cả cho người lớn.

– Vắc xin phế cầu Pneumo 23:  Vắc xin có nguồn gốc từ Pháp giúp ngăn ngừa được 23 chủng phế cầu khác nhau (trừ viêm tai giữa và viêm phổi) cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

2. Tiêm nhắc lại phế cầu khi nào?

2.1. Đối với trẻ giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi

Bé có thể tiêm chủng theo 1 trong 2 liệu trình tiêm chủng dưới đây.

Liệu trình 3+1 (Liệu trình được khuyến cáo để đem lại hiệu quả tối ưu nhất).

– Liều thứ nhất: bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi; đối với các trẻ sinh non (thai < 27 tuần) tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.

– Liều thứ hai: cách liều phế cầu thứ nhất tối thiểu 1 tháng.

– Liều thứ ba: cách liều phế cầu thứ 2 tối thiểu 1 tháng.

– Liều nhắc lại: cách liều thứ ba tối thiểu 6 tháng.

Liệu trình 2 + 1 (Liệu trình thay thế liệu trình 3 + 1).

– Liều thứ nhất: có thể tiêm cho trẻ khi trẻ được 6 tuần tuổi.

– Liều thứ hai: cách liều phế cầu thứ nhất tối thiểu 2 tháng.

– Liều nhắc lại: cách liều phế cầu thứ hai tối thiểu 6 tháng.

2.2. Đối với trẻ từ 7 tuần tuổi đến 11 tháng tuổi

Nếu chưa tiêm phòng bất kỳ mũi vắc xin phế cầu nào, trẻ có thể tiêm theo liệu trình dưới đây:

– Liều thứ nhất: Tiêm vào thời gian chỉ định.

– Liều thứ hai: Cách liều phế cầu thứ nhất tối thiểu 1 tháng.

– Liều nhắc lại: Khi trẻ hơn 1 tuổi và cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

2.3. Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Nếu chưa tiêm phòng bất kỳ mũi vắc xin phế cầu nào, trẻ có thể tiêm theo liệu trình dưới đây:

– Liều thứ nhất: Tiêm vào thời gian chỉ định.

– Liều thứ hai: Cách liều phế cầu thứ nhất tối thiểu 2 tháng.

3. Lợi ích của việc tiêm nhắc lại phế cầu

Vắc xin phế cầu tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn phế cầu trong khoảng từ 3 đến 10 năm. Tuy nhiên, sau khi tiêm một thời gian, kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi có thể bị suy giảm và không còn đủ sức để chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Trong khoảng thời gian này nếu bé không được tiêm mũi nhắc lại, nếu cơ thể bị phơi nhiễm với mầm bệnh, trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Việc tiêm nhắc lại phế cầu sẽ giúp nâng cao kháng thể để bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh.

Tiêm nhắc lại vắc xin phế cầu giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng trước mầm bệnh

Tiêm nhắc lại phế cầu giúp cơ thể trẻ nâng cao sức đề kháng trước mầm bệnh

4. Lưu ý khi tiêm phế cầu cho trẻ

–  Bố mẹ cần nắm rõ lịch tiêm phế cầu và lịch tiêm nhắc lại các mũi phế cầu cho trẻ.

– Cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về bệnh sử của bé, các thành phần thuốc bị dị ứng, các thuốc bé đang dùng,… Điều này là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm vắc xin và chủ động trong xử lý trong các tình huống không mong muốn.

Bố mẹ cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về bệnh sử của bé, các thành phần thuốc bị dị ứng, các thuốc bé đang dùng,... để lường trước nguy cơ và đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm vắc xin

Bố mẹ cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về bệnh sử của bé, các thành phần thuốc bị dị ứng, các thuốc bé đang dùng,… để lường trước nguy cơ và đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm vắc xin

– Trẻ chỉ thực hiện tiêm vắc-xin phế cầu khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tiêm hoặc cố tình tiêm khi không có chỉ định để tránh các trường hợp không hay xảy ra.

– Với trẻ sinh non (<28 tuần tuổi) cần theo dõi trẻ liên tục trong vòng 48 – 72 giờ sau tiêm để phát hiện sớm và tránh nguy cơ trẻ bị suy hô hấp hoặc ngừng thở.

– Tiêm phòng vắc xin phế cầu không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường quy với các loại vắc xin bạch hầu, uốn ván và Hib.

– Theo dõi sát tình trạng trẻ sau tiêm, nếu có gì bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Hiện nay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang triển khai chương trình tiêm vắc-xin phế cầu phù hợp với mọi lứa tuổi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tiêm chủng và các mũi tiêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital