Tiêm chủng vac xin BCG cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Việc này giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh lao nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tối ưu, việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ khi mới sinh đến dưới một tháng tuổi.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về vac xin BCG
BCG (bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc xin phòng ngừa bệnh lao (TB) được biết đến. Trong thành phần vắc xin BCG chứa 1 dạng vi khuẩn gây bệnh lao. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh và chỉ có tác dụng bảo vệ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 2 đối tượng cần ưu tiên tiêm phòng lao. Đặc biệt, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các hình thái lao nguy hiểm, bao gồm cả lao viêm màng não, với tỷ lệ bảo vệ lên đến 70%.
Người lớn chưa mắc lao và tiêm phòng trước đây nhưng có nguy cơ bị lao do môi trường tiếp xúc xung quanh cũng nên được chủng ngừa BCG. Ngoài ra, BCG cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các loại khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên, loại vắc xin này chỉ cần tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm thêm các liều bổ sung.
1.1. Ai nên tiêm vac xin BCG?
Vac xin BCG là một biện pháp phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh. Đối tượng được khuyến nghị tiêm vắc xin BCG bao gồm:
– Người chưa được tiêm phòng bất cứ 1 mũi vắc xin BCG nào.
– Những người đã có kết quả kiểm tra xét nghiệm Tuberculin là âm tính.
– Những người đang mắc bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin.
1.2 Chống chỉ định tiêm vac xin BCG
Tuy nhiên, cần chú ý không sử dụng vắc xin BCG trong các trường hợp sau:
– Người đã / đang dương tính với khuẩn lao.
– Người bị viêm da có mủ.
– Người có sốt trên 37,5 độ C.
– Người có rối loạn tiêu hóa.
– Người suy dinh dưỡng nặng.
– Trẻ em mắc các bệnh như viêm tai, viêm mũi, viêm họng, vàng da hoặc viêm phổi.
– Người có tiền sử quá mẫn cảm với vắc xin.
– Người có kết quả xét nghiệm Tuberculin trên da dương tính cao.
– Người mới tiêm 1 mũi phòng bệnh đậu mùa nên hoãn tiêm lao.
– Người bị bỏng.
– Phụ nữ có bầu hoặc có dấu hiệu mang thai.
– Người bị bị tổn thương hệ miễn dịch, nhiễm HIV,..
– Người người đang điều trị ung thư.
2. Phác đồ tiêm chủng cơ bản vắc xin lao
Vắc xin phòng ngừa lao được tiêm vào da, ở phía trên cánh tay hoặc vai trái. Nhân viên y tế nên sử dụng kim tiêm riêng biệt khi tiêm vac xin BCG.
Để tiêm vắc xin, trước tiên nhân viên y tế cần mở ống vắc xin cẩn thận để tránh làm rơi thuốc. Quá trình pha tiêm vắc xin phải được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn. Cách sử dụng liều lượng như sau: đối với trẻ em dưới 1 tuổi: tiêm 1 liều tương đương 0.1ml / liều vào tháng đầu tiên sau khi chào đời.
3. Những lưu ý khi tiêm phòng lao
3.1. Lưu ý trước khi tiêm lao
Dưới đây là một số điểm quan trọng khi tiêm vac xin BCG:
– Vắc xin lao BCG nên được tiêm cho trẻ trong vòng 30 ngày sau khi sinh, và càng sớm càng tốt.
– Vắc xin BCG chỉ cần tiêm một lần duy nhất, không cần tiêm lại, và lượng vắc xin tiêm là 0,1 ml.
– Quá trình tiêm vắc xin phải được thực hiện chính xác vào da, và cần sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt cho vắc xin BCG.
– Không nên tiêm vắc xin BCG đã quá hạn sử dụng, bị ẩm hoặc bị dính bẩn.
3.2. Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin BCG
Phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vac xin BCG rất hiếm. Thông thường, trẻ em sau khi tiêm vắc xin BCG sẽ gặp phản ứng tại chỗ tiêm. Biểu hiện dưới dạng đỏ, sưng và đau nhẹ tại vị trí tiêm.
Ngay sau tiêm, có thể xuất hiện những nốt nhỏ tại chỗ tiêm, nhưng chúng sẽ biến mất sau khoảng 30 phút. Hai tuần sau đó, sẽ xuất hiện một vết loét nhỏ. Tuy nhiên, vết thương này sẽ tự lành và chỉ để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều này chứng tỏ rằng trẻ đã phát triển miễn dịch với bệnh lao.
Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin BCG, cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ khác, bao gồm:
– Sốt nhẹ: có thể kèm theo sưng hạch hoặc áp xe tại vị trí tiêm. Hạch có thể xuất hiện ở vùng nách hoặc khuỷu tay. Hiện tượng áp xe thường xảy ra khi kim tiêm chưa được vô trùng hoặc khi tiêm quá nhiều vắc xin, đặc biệt là nếu tiêm dưới da thay vì trong da. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 24 giờ sau tiêm và sẽ tự giảm sau 1-3 ngày mà không cần phải điều trị.
– Các phản ứng hiếm gặp (chỉ xảy ra trong 1 trường hợp trên 1 triệu): bao gồm nhiễm trùng BCG lan toàn bộ cơ thể, viêm tủy, và viêm hạch bạch huyết có mủ. Những phản ứng này thường xuất hiện từ 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG.
3.3. Lưu ý chăm sóc sau tiêm
Sau khi tiêm vắc xin BCG, hãy nhớ những điều sau:
– Giữ vị trí tại chỗ tiêm khô ráo, sạch sẽ
– Khi cần thiết, chỉ sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch vùng tiêm.
– Tuyệt đối không sử dụng chất sát trùng, kem hoặc thuốc mỡ bôi lên vết tiêm.
– Không dùng băng dán trực tiếp lên vùng tiêm. Nếu cần băng bó, hãy sử dụng băng khô và dán băng dính dọc hai bên để không gây cản trở lưu thông không khí.
Những lưu ý sau tiêm sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn khách hàng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và thuốc phát huy được hết tác dụng.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là 1 trong những đơn vị tiêm phòng uy tín đã được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Mỗi khách hàng sau khi tiêm xong đều được yêu cầu ở lại phòng tiêm theo dõi phản ứng ít nhất 30 phút sau tiêm.
Đặc biệt, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI còn nằm trong tòa nhà Phòng khám đa khoa TCI, có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng mọi tình huống sau tiêm. Khách hàng lựa chọn TCI “có quyền” an tâm về chất lượng dịch vụ và chuyên môn tại cơ sở.
Để được tư vấn gói tiêm vac xin BCG và các gói tiêm chủng khác phù hợp với nhu cầu bản thân, gia đình, hãy để lại thông tin của bạn để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.